K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

a, Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

c.Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

Chúc em học tốt!

13 tháng 8 2018

Sự phân bố địa hình Việt Nam: Đồi núi phân bố chủ yếu ở phía tây và bắc, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và nam

 Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam. Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.Câu 5:...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam.

 

Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?

Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?

Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.

Câu 5: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp của các nước Châu Á?

Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á

                                                         

Câu 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

 

Câu 8: So sánh điểm khác nhau về địa hình, khí hậu của Nam Á và Đông Á?

1
21 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1: 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 2: 

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: 

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 4: 

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).

Câu 5:

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 7: 

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

 

21 tháng 12 2021

Lưu ý lần sau chia nhỏ ra!

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
6 tháng 3 2021

*Bạn có thể tham khảo gợi ý sau:

- Ảnh hưởng đến tự nhiên:

+ Khí hậu: Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

+ Địa hình: địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

+ Tạo ra hệ sinh thái nước mặn và nước lợ phong phú.

+ Tuy nhiên, vì diện tích đường bờ biển dài, một năm nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão từ biển, ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu và đời sống xã hội con người.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:

+ Diện tích biển rông, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.

+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.

+ Thềm lục địa có trữ lượn dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.

+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.

6 tháng 3 2021

em cảm ơn nhiều ạ

 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.

1 tháng 11 2023

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

10 tháng 6 2022

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.

b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông

d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ mnước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

16 tháng 9 2021

C. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.