Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
Còn các câu hỏi khác ạ? Cảm ơn Hàn Vân nha, bạn còn biết hay có thể tìm kiếm những câu hỏi này ở đâu ko, giúp mình với!
- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.
1
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay
2:
- Thuận lợi:
- Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
- Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
- Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
3:Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.210 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km, không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.[1]
Mình còn câu này nữa là xong đề cương, các bạn giúp mình với!
- Giống nhau:
+ Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế, Hướng nghiêng chung là tây bắc- đông nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
- Khác nhau:
+ Ranh giới:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: ranh giới phía tây- tây nam của miền nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã
+ Địa hình:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung hình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình caxtơ khá phổ biến, đồng bằng mở rộng hơn. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: đây là miền duy nhất có địa hình cao nhất Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, có nhiều cao nguyên, lòng chảo,… địa hình hướng tây bắc- đông nam rõ rệt của ba dải địa hình và các sông Tây Bắc, các dãy núi Trường Sơn Bắc ăn lan sát ra biển chia cắt dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp
+ Khí hậu:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh tới sớm và kết thúc muộn. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: gió mùa Đông Bắc suy yếu hơn, tính nhiệt đới tăng dần. Tuy nhiên ở vùng núi cao có đủ ba đai cao khí hậu
+ Đất đai:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: diện tích đất phù sa cổ ở trung du và phù sa ngọt ở đồng bằng châu thổ lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: xuất hiện đất mùn và mùn thô trên núi cao, đất phù sa pha cát phổ biến ở đồng bằng
+ Sông ngòi:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sông chảy theo hướng vòng cung nổi bật: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… sông có giá trị thủy lợi, giao thông lớn
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam: sông Mã, sông Đà,…, có giá trị thủy điện lớn
+ Sinh vật:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,…
+ Khoáng sản:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: giàu than bậc nhất cả nước (than đá ở Quảng Ninh và than nâu ở Đồng bằng sông Hồng), bể dầu khí Sông Hồng…
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: có trữ lượng apatit (Lào Cai) lớn nhất cà nước, crom, thiếc, titan… trữ lượng lớn
+ Khó khăn:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: bão lũ, hạn hán, trượt lở đất là những thiên tai thường xảy ra trong miền
Ta gọi 5 tên cướp biển là A, B, C, D, E (từ giá nhất đến trẻ nhất). Ta giải ngược từ dưới lên như sau.
Nếu chỉ có 2 tên cướp biển: D chia số tiền theo tỷ lệ 100:0 (lấy hết số tiền vàng về mình). Anh ta sẽ biểu quyết đồng ý và điều này đủ để phương án được thông qua.
Nếu chỉ có 3 tên cướp biển: C sẽ chia số tiền theo tỷ lệ 99 : 0 : 1. E sẽ chấp nhận phương án này (chỉ được có 1 đồng vàng), vì anh ta biết rằng trong trường hợp anh ta phản đối phương án, chỉ còn lại D và E thì anh ta sẽ chẳng được gì.
Nếu có 4 cướp biển: B chia tiền thành 99: 0 : 1: 0. Cũng lý luận như trên, ta thấy D sẽ ủng hộ phương án này. B cũng không nên dùng 1 đồng để mua chuộc C vì C biết rằng nếu anh ta không ủ hộ B, anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng xu nếu B bị vứt xuống biển. B cũng không nên mua chuộc E vì E biết rằng nếu B bị vứt xuống biển và C chia tiền thì anh ta cũng sẽ được C chia cho 1 đồng.
Nếu có 5 cướp biển: A chia các đồng tiền theo tỷ lệ 98 : 0 : 1 : 0 : 1. Bằng cách cho C và E mỗi người một đồng tiền vàng (những người sẽ chẳng được gì nếu không đồng ý phương án của A), anh ta đảm bảo phương án sẽ được thông qua.
Ghi chú: Trong trường hợp cuối (cũng chính là trường hợp của đề bài) A không cho B tiền vì B biết rằng nếu anh ta không đồng ý phương án của A và A bị vứt xuống biển thì anh ta sẽ bỏ túi 99 đồng. Tương tự như vậy, anh ta sẽ không cho D một đồng tiền vàng, vì D biết nếu A thất bại thì B cũng cho D một đồng tiền vàng như A. Mà như thế thì do tính khát máu, D sẽ không bỏ phiếu cho A.
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông
d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.