Thử sức với đề cương ôn tập HK II nào các em!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có đề cương trước của mình thôi!
đại: thống kê, đơn thức, thu gọn đa thức, đa thức một biến đã sắp xếp, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
hình: các trường hợp bằng nhau của tam giác, các đường trong môtj tam giác, các cạnh và đỉnh, tính chất tia phân giác và đường trung trực, trung tuyến.... hình thì là tất cả các loại tam giác bạn đã và đang học ý!
đề cương lí của mik khoảng 5 trang,cả những câu hỏi thường gặp nữa
Bạn vào các link sau nè:
dethi.violet.vn › Sinh học › Sinh học 8dethi.violet.vn › Sinh họctham khảo
a .----
+Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó: ... Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy. – Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người
+ tôn sư trọng đạo được biểu hiện thông qua hành động:
+ Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
+ Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
----
+ Những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
- Chăm chỉ học hành.
- Kính trọng thầy cô giáo dù đã ra trường hoặc không còn hoc
-----
+
cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. ... Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người.
----
+Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
– Biết lắng nghe để hiểu người khác.
– Biết tha thứ cho người khác.
– Không chấp nhặt, không thô bạo.
– Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
– Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác
+người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
----
+các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;
2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
3- Tổ chức lao động, sản
---
:Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:
-giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống
-Làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam
1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên.
=> Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.
2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.
tình huống 2 :
=.> Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách.
Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
a. Tác dụng với phi kim
PTHH: S + O2 ----to-----> SO2
PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5
b. Tác dụng với kim loại
PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
Là sự tác dụng của oxi với một chất
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
III. OXIT
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
4. công thức :
- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
- Nếu x = 2 thì có công thức là MO
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:
2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.
VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí
a. Thành phần chính
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ
b. Thành phần khác
Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
a. Sự cháy
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn
b. Sự oxi hóa chậm
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ
- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
a. Tác dụng với oxi
Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O
⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử
⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).
Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị
Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C
Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
PTHH: K + H2O → KOH + H2
Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…
Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh
VD: K2O + H2O → 2KOH
Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ
VD: SO3 + H2O → H2SO4
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
- Axit không có oxi: HCl, H2S,….
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
d. Tên gọi
- Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
- Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khai niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
d. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 – HK II
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.
B. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.
C. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.
D. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.
Câu 2: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm của
A. Gia đình B. Xã hội C. Nhà trường D. Gia đình và xã hội
Câu 3: Trẻ em Việt nam có quyền :
A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Câu 4: Trẻ em được nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe thuộc nhóm quyền nào?
A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được bảo vệ
C. Quyền được giáo dục D. Quyền được tôn trọng
Câu 5: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?
A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở B. Khai thác nước ngầm bừa bãi
C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định D. Xã rác bừa bãi nơi công cộng
Câu 6: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào gây ô nhiễm môi trường?
A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở
B. Bảo vệ nguồn nước và động vật quý hiếm
C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định
D. Khai thác khoáng sản hợp lí
Câu 7: Liên hợp quốc chọn ngày nào làm ngày “ Môi trường thế giới?
A. Ngày 2 tháng 5 hàng năm B. Ngày 3 tháng 5 hàng năm
C. Ngày 4 tháng 5 hàng năm D. Ngày 5 tháng 5 hàng năm
Câu 8: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là
A. Nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia
B. Nhiệm vụ quan trọng, mang tính dài hạn
C. Nhiệm vụ ít quan trọng, chưa chú ý
D. Quốc sách hàng đầu của quốc gia
Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Đền Hùng. B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Áo lụa Hà Đông. B. Tranh dân gian làng Hồ.
C. Trống đồng Đông Sơn. D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.
Câu 11: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?
A. Di sản. B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản. B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 13: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 14: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.) được gọi là?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo.
Câu 15 : Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 16: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Câu 17: Trẻ em Việt Nam có bổn phận
A. Yêu tổ quốc, yêu cha mẹ, tôn trọng pháp luật
b. Với Gia đình , xã hội và tổ quốc
c. Không đánh bạc, uống rượu, tôn trọng pháp luật
d. Tôn trọng pháp luật, bảo vệ Tổ quốc
Câu 18: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
C. Không cho con gái đến trường học.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 19: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?
A. Xả rác thải xung quanh lớp học.
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
C. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
D. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.
Câu 20: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?
A. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
B. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
C. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
D. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.
Câu 21: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?
A. 3 cấp. B. 5 cấp . C. 4 cấp. D. 6 cấp.
Câu 22: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. do UBND xã bầu ra. B. do nhân dân trong xã bầu ra.
C. do HDND huyện bầu ra. D. do cán bộ các thôn bầu ra.
Câu 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?
A. của chính phủ. B. của nông dân.
C. của cán bộ kiểm lâm. D. của tất cả mọi người.
Câu 24: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm đã vi phạm gì?
A. Gây ô nhiễm môi trường. B. Gây mất đoàn kết..
C. Xây dựng trái phép. D. Phá hoại môi trường.
Câu 25: Di sản văn hóa bao gồm
A. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn học
B. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
C. di sản văn hóa phi vật thể và di sản tinh thần
D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất
Câu 26: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa?
A. Đập phá các di sản văn hóa B. Lấy cắp cổ vật về nhà
C. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật D. Di chuyển cổ vật bất hợp pháp
Câu 27: Áo dài Việt Nam, được xếp vào loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di vật, cổ vật D. Bảo vật quốc gia
Câu 28: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Cố đô Huế B. Bí quyết nghề đúc đồng
C. Hát ca trù D. Trang phục áo dài truyền thống
Câu 29: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
A . Ngày 2/7/1976 B. Ngày2/5/1976
C. Ngày 2/7/1975 D. Ngày 2/6/1976
Câu 30: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.
B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên thật xanh tốt.
C. Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.
D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.
Câu 31: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Nhân dân bầu ra. B. Chính phủ bầu ra.
C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra. D. Hội đồng nhân dân bầu ra.
Câu 32: Hành vi nào sau đây không phải là mê tín dị đoan?
A. Xem bói B. Chữa bệnh bằng bùa phép
C. Xin thẻ D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Câu 33: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Do nhân dân bầu ra B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra
Câu 34: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở D. Phá rừng để trồng cây lương thực.
Câu 35: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B.Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 36: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?
A. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. B. Đi lễ nhà thờ.
C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao D. Đi chùa cầu nguyện
Câu 37: Cơ quan nào sau đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước ta:
A. Hội đồng nhân dân tỉnh B. Quốc hội
C. Tòa án nhân dân tỉnh D. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Câu 38: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hòa nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 39: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?
A. Dọn vệ sinh trong một giờ. B. Xem Ti Vi trong một giờ
C. Tắt điện trong một giờ D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ
Câu 40: Công an giải quyết việc nào dưới đây:
A. Khai báo tạm vắng B. Đăng kí kết hôn
C. Sao giấy khai sinh D. Xin sổ khám bệnh
Câu 41: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Viện kiểm sát nhân dân B. Hội đồng nhân dân
C. Ủy ban nhân dân. D. Tòa án nhân dân.
Câu 42: Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì?
A. Rủ bạn bè cùng theo
B. Im lặng, bỏ qua
C. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
D. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
Câu 43: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Do nhân dân bầu ra C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra
Câu 44: Em hãy nối các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B.
1b 3c
2d 4a
please lần sau bn tách nhỏ ra và đề đây là môn GDCD nhé!Chúc bn học tốt:)
1.Những hoạt động của con người phá hủy môi trường tự nhiên:
4.
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.- Tài nguyên tái sinh (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... . Cùng với nguồn tài nguyên đất và nước, Thực vật và Ðộng vật cũng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người như cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, các hợp chất hóa học, lương thực và thực phẩm, bảo vệ sự trong lành của không khí, chống lại sự xói mòn đất đồng thời đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nữa. Do thế việc “trồng cây gây rừng”, “bảo vệ rừng” là cần thiết.
- Tài nguyên không tái sinh: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí, các loại quặng … ở các vùng mỏ có thể cạn kiệt sau khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.