K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Huong Thư đang vượt thác khác hẳn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt . Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Huong Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Huong Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ...(Vượt thác-Võ quảng)

- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

- Ngôi kể trong đoạn văn?

- Trong đoạn văn tác giả dùng phép so sánh mấy lần?

- Trong câu " Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ..." có mấy cụm danh từ?

1
26 tháng 3 2018

.............

8 tháng 3 2016

mình cần gấp mai kiểm tra bạn nào biết giúp mik nhá

 

II. Tập làm văn: Đọc đoạn văn tả cây gạo sau đây rồi trả lời các câu hỏi. “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúc xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít...
Đọc tiếp

II. Tập làm văn: Đọc đoạn văn tả cây gạo sau đây rồi trả lời các câu hỏi. “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúc xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên. Những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.” 1. Đoạn văn tả cây gạo theo trình tự nào? ……………………………………………………………………………………………… 2. Nội dung miêu tả của mỗi đoạn là gì? - Đoạn 1: ………………………………………………………………………………… - Đoạn 2: ………………………………………………………………………………… - Đoạn 3: ………………………………………………………………………………… 3. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cây gạo? Chi tiết nào thể hiện điều đó? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

1
13 tháng 2 2022

thong cam chu mik loi ko viet duoc

ĐÂY LÀ MỘT SỐ ĐỀ THI GỬI BẠN HỒNG TRẦN NHÉ.TOÁN:CÂU 1:  \(\frac{3}{4}\)của 60 là:    a)45            b)30            c)40              d)50CÂU 2: CHO HÌNH VẼ. PHÂN SỐ NÀO SAU ĐÂY LÀ PHÂN SỐ CÓ TỬ LÀ SỐ Ô ĐEN VÀ MẪU LÀ SỐ Ô TRẮNG:ĐENTRẮNGTRẮNGTRẮNGTRẮNGĐENTRẮNGTRẮNGa)\(\frac{2}{6}\)         b)\(\frac{1}{3}\)              c)\(\frac{1}{4}\)               d)\(\frac{8}{2}\)CÂU 3: SỐ nào chí...
Đọc tiếp

ĐÂY LÀ MỘT SỐ ĐỀ THI GỬI BẠN HỒNG TRẦN NHÉ.

TOÁN:

CÂU 1:  \(\frac{3}{4}\)của 60 là:    a)45            b)30            c)40              d)50

CÂU 2: CHO HÌNH VẼ. PHÂN SỐ NÀO SAU ĐÂY LÀ PHÂN SỐ CÓ TỬ LÀ SỐ Ô ĐEN VÀ MẪU LÀ SỐ Ô TRẮNG:

ĐENTRẮNGTRẮNGTRẮNG
TRẮNGĐENTRẮNGTRẮNG

a)\(\frac{2}{6}\)         b)\(\frac{1}{3}\)              c)\(\frac{1}{4}\)               d)\(\frac{8}{2}\)

CÂU 3: SỐ nào chí hết cho cả 2; 3; 5; 9 :

a) 610        b)510         c)710             d)810

CÂU 4: Góc có số đo bằng \(105^0\)là góc gì:

a)nhọn           b) vuông             c) tù         d) bẹt

CÂU 5: THỰC HIỆN PHÉP TÍNH:

a) \(-\frac{6}{2018}+\frac{5}{2018}\)                   b) \(-\frac{14}{25}:\frac{2}{5}\)                             c) \(-\frac{3}{7}\cdot\frac{5}{9}+\frac{4}{9}\cdot\frac{-3}{7}+2\frac{3}{7}\)

CÂU 6: Tìm x, biết:

a) \(\left(x-1\right)\cdot\left(-2\right)=-2018\)       b) \(x-\frac{4}{9}=\frac{5}{8}\)        c) \(\frac{2}{3}x-\frac{3}{4}x=-\frac{1}{6}\)

Câu 7: Biết diện tích 1 khu vườn là 400 mét vuông. trên khu vường đó người ta trồng các loại cây cam, chuối, bưởi. diện tích trồng cam chiếm 40% diện tích khu vườn. diện tích trồng chuối chiếm \(\frac{5}{8}\)diện tích trồng cam. Phần diện tích còn lại là trồng bưởi.Hãy tính:

a) Diện tích trồng mỗi loại cây.

b) Tỉ sốn diện tích trồng cam và diện tích trồng bưởi.

c) Tỉ số phần trăm diện tích trồng cam à diện tích trồng chuối.

CÂU 8: Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ 2 tia Oy à Ot sao cho \(xot=40^0,xoy=120^0\)

a)tính số đo góc yot.

b) Vẽ tia On là phân giác của góc xoy. gọi Ox' là tia đối của tia Ox. Chứng tỏ Oy là phân giác của x'on.

câu 9: So sánh A và B biết

\(A=\frac{17^{18}+1}{17^{19}+1},,,B=\frac{17^{17}+1}{17^{18}+1}\)

NGỮ VĂN:

CHO NGỮ LIỆU SAU:

''Những động tác thả sào, rút sáo rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp ,mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượ thác khác hẳn Dượng Hương Thư lúc ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.''

CÂU 1: đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? tác giả là ai?

Câu 2: Nêu nội dung cả đoạn trích trên?

Câu 3: Tìm câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác dịnh kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm.

Câu 4: câu văn:''Thuyền cố lấn lên''

a) xác định chủ ngữ, vị ngữ.

b) xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN

EM HÃY TẢ QUANG CẢNH 1 HIÊN CHỢ THEO TƯỞNG TƯỢNG CỦA EM.

BẠN HỒNG TRẦN ƠI, BẠN CỨ LẤY TẠM ĐỀ NÀY NHÉ. ĐÂY LÀ ĐỀ THI CHÍNH THỨC CUỐI NĂM LỚP 6 CỦA MK NĂM VỪA RỒI ĐẤY. TẠM THỜI MK CHƯA TÌM THẤY ĐỀ ĐẦU NĂM HỌC NÊN MK SẼ GỬI LÊN SAU NHÉ.

0
15 tháng 9 2023

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Chồng đành rút xuống lần nữa:- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)a. Theo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?

b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?

1
16 tháng 9 2023

a.

- Là câu hỏi tu từ.

- Căn cứ: không nhằm mục đích để hỏi mà thể bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ.

b.

- Sắc thái nghĩa: thể hiện sự đồng ý, chấp nhận.

- Có thể sử dụng các từ này với những người bạn, người nhỏ tuổi hơn, trong những tình huống chấp nhận, đồng ý với một ý nào đó hoặc trong lúc nhờ vả, cầu khiến.

24 tháng 10 2023

- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.

- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc. 
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì: 

+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.

+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên. 

24 tháng 10 2023

 

1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.

2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.

3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.

Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

a. Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.

b. Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.

c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;……

d. Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:"Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."
a) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn thơ trên.
b) Xác định từ loại các từ in đậm.
c) Hãy tìm một phép so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
d) Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

1
2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.