K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

Mk phân tích theo kiểu mk nha!1

Trong bài thơ "Rễ " của Nguyễn Khiêm có sự so sánh giữa hoa, chim, lá và cỏ cây . Mỗi loài vật đều có một bộ phận riêng và quan trọng tất yếu của nó .:
+ Đối với cây : Cái rễ là nguồn gốc của sự sống , rễ tuy đen đúa, cực nhọc vất vả , lặng lội khắp nơi trong đất , ko phải tìm xem đất bao nhiêu mét, mà là vì tầm cao phía trên để có chiều cao, có hoa, có quả và có hương thơm
nói tòm lại, bài thơ hay
mang tính triết lí
một bộ phận làm việc, mấy bộ phận kia là thành quả

4 tháng 2 2018

.

.

.

.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 10 2018

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính ẩn dụ. Rễ “lầm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” để chỉ sự cần mẫn, chịu khó, sự hi sinh. Cũng như con người trong cuộc đời nếu muốn nhìn thấy những thành quả tốt đẹp thì phải bỏ vào đó công sức, sự nhiệt tâm và thậm chí là mồ hôi, nước mắt. Câu thơ cuối "Vì tầm cao trên đầu" ý chỉ cái đích mà rễ vươn tới, là điều mà con người mong muốn và là thứ con người đạt được khi chịu khó, chắt chiu, hi sinh. Đoạn thơ như một lời khuyên, lời nhắc nhở với mỗi người, đừng nản lòng mà hãy cố gắng hơn nữa để có thể thu được "trái ngọt".

2 tháng 10 2018

Cảm ơn chị ạ

3 tháng 1 2018

a)PTBĐ chính là:kể,tả

b)Nghệ thuật:nhân hóa,ẩn dụ.

c)Tác dụng:làm cho câu thơ giàu tính tạo hình,gợi cảm gợi tả được sâu sắc hơn

Nội dung :thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

Ý nghĩa :Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lâm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ. 

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Chiếc rễ đa tròn1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Chiếc rễ đa tròn

1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy :

- Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

- Chú nên làm thế này!

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc :

- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười :

- Rồi chú sẽ biết.

3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Qua các câu chuyện, bài học về Bác Hồ, em hãy viết câu:

Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi :

1
5 tháng 6 2018

VD: a) Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.

b) Bác Hồ rất yêu cây cối.