K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 10 2018

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính ẩn dụ. Rễ “lầm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” để chỉ sự cần mẫn, chịu khó, sự hi sinh. Cũng như con người trong cuộc đời nếu muốn nhìn thấy những thành quả tốt đẹp thì phải bỏ vào đó công sức, sự nhiệt tâm và thậm chí là mồ hôi, nước mắt. Câu thơ cuối "Vì tầm cao trên đầu" ý chỉ cái đích mà rễ vươn tới, là điều mà con người mong muốn và là thứ con người đạt được khi chịu khó, chắt chiu, hi sinh. Đoạn thơ như một lời khuyên, lời nhắc nhở với mỗi người, đừng nản lòng mà hãy cố gắng hơn nữa để có thể thu được "trái ngọt".

2 tháng 10 2018

Cảm ơn chị ạ

Nội dung :thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

Ý nghĩa :Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lâm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ. 

29 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Em tham khảo:

Điểm giống :

+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc

Điểm khác :

- Các nhà hiền triết :

+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới

+ sống khắc khổ theo lối tu hành

- Bác :

+ sống giản dị nhưng thanh cao 

+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên

+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân

=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được

29 tháng 11 2021

Bởi vì cả ba người trên họ đều có lối sống giản dị, đạm bạc.

24 tháng 12 2021

a: Hai câu thơ trích trong bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

b: Tác giả là Huy Cận

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

16 tháng 1 2018

Từ “lận đận” là từ láy tượng hình, cuộc đời bà là cuộc đời đầy truân chuyên, vất vả, nhiều gian khổ, chênh vênh.

    + Bà đối mặt và vượt qua mọi “mưa nắng” cuộc đời để trở thành chỗ dựa cho con cái.

→ Hình ảnh bà chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh dù gian truân nhưng vẫn sáng lên tình yêu thương.