K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

* Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) tháng 12-1997 thông qua, theo đó đặt mục tiêu tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động".

* Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, tháng 12-1998, hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21 nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.

* Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tăng cường liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.

* Tuyên bố hòa hợp ASEAN II hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (Tuyên bố Ba-li II) được lãnh đạo ASEAN ký tại Ba-li năm 2003, theo đó xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột, là Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC).

* Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) ra đời ngày 24-2-1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên. Sau này, ASEAN thúc đẩy TAC thành Bộ luật ứng xử giữa các nước Đông - Nam Á với các nước ngoài khu vực.

* Hiệp ước Đông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) được thiết lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 17 (tháng 7-1984) và được lãnh đạo các nước ASEAN ký tháng 12-1995, nhằm xây dựng Đông - Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.

* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới.

* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ASEAN khởi xướng tháng 7-1994. Đến nay, ARF có 27 thành viên gồm mười nước thành viên ASEAN, mười bên đối thoại và bảy quốc gia ngoài khu vực.

* Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là tiến trình thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, họp tại Xin-ga-po tháng 1-1992 thông qua, đánh dấu bước tiến lịch sử về chất trong hợp tác kinh tế của ASEAN. Theo lộ trình thiết lập AFTA trong 15 năm, các nước ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối, từng bước đưa ASEAN thành khu vực sản xuất quốc tế, có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn giới đầu tư quốc tế. Nội dung quan trọng của AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) là cơ chế hợp tác, tham vấn cấp bộ trưởng cao nhất về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và tám nước đối thoại (gồm Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ). Hội nghị ADMM+ lần đầu được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10-2010 là một dấu mốc trong lịch sử ASEAN, mở ra cơ hội để các bên hợp tác giải quyết những thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông - Nam Á.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
 

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN:

- Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.

- Vai trò trong thường trực ASEAN:

+ Hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020;

+ Đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.

- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN:

+ Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước.

+ Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).

- Vai trò trong xây dựng thể chế:

+ Góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

+ Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và thực hiện hóa Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Các vai trò khác:

+ Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.

+ Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.

 
8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế: Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... Một số biểu hiện cụ thể là:

+ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

+ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

- Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa: ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động.... Một số biểu hiện cụ thể là:

+ Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

+ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)

+ Chương trình Tàu Thanh Niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSESYP)

+ Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW)…

2 tháng 6 2017

* Lợi ích của Việt Nam:

      - Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất.

      - Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.

 * Liên hệ thực tế:

      - Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển.

      - Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Kinh tế

Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điệu kiện tự nhiên, tào nguyên và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Hợp tác nội khối:

+ Khu vực Thương mại tự do

+ Hiệp định tThương mại tự do

+ Cộng đồng Kinh tế

Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:

+ Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,..

Văn hóa, y tế

+ Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội

+ Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới,..

+ Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục 

+ Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp

+ Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games,...

5 tháng 6 2017

Những thuận lợi của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN

+)Vị trí gần gũi , thuận lợi cho việc giao thông đi lại , hợp tác với nhau

+) Có nét tương đồng trong sản xuất , sinh hoạt , lịch sử nên rất dễ hòa hợp

Những biểu hiện của sự hợp tác

+) Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế xã hội

+) Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển

+) Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước

+) Xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền giữa các nước trong khu vực

+) Phối hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kông

+) Đoàn kết hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển

17 tháng 1 2018

Những thuận lợi của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN

+)Vị trí gần gũi , thuận lợi cho việc giao thông đi lại , hợp tác với nhau

+) Có nét tương đồng trong sản xuất , sinh hoạt , lịch sử nên rất dễ hòa hợp

Những biểu hiện của sự hợp tác

+) Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế xã hội

+) Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển

+) Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước

+) Xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền giữa các nước trong khu vực

+) Phối hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kông

+) Đoàn kết hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển

8 tháng 8 2023

Tham khảo : 

 Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN

Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".

Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.

Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:

- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học

- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu

- Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế

- Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học

- Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

26 tháng 1 2019

- Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri từ năm 1989. Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tỉnh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp ln.

- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.

- Phi hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Lĩnh vực

Biểu hiện sự hợp tác

Mục đích

Kinh tế

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

- Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

- Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

- Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA).

Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

- Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư.

- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN

- Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản.

Văn hóa

Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

- Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)

- Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước;

- Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn.

Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP)

- Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản.

- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN;

- Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN...

- Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực.