K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

* Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) tháng 12-1997 thông qua, theo đó đặt mục tiêu tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động".

* Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, tháng 12-1998, hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21 nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.

* Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tăng cường liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.

* Tuyên bố hòa hợp ASEAN II hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (Tuyên bố Ba-li II) được lãnh đạo ASEAN ký tại Ba-li năm 2003, theo đó xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột, là Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC).

* Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) ra đời ngày 24-2-1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên. Sau này, ASEAN thúc đẩy TAC thành Bộ luật ứng xử giữa các nước Đông - Nam Á với các nước ngoài khu vực.

* Hiệp ước Đông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) được thiết lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 17 (tháng 7-1984) và được lãnh đạo các nước ASEAN ký tháng 12-1995, nhằm xây dựng Đông - Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.

* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới.

* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ASEAN khởi xướng tháng 7-1994. Đến nay, ARF có 27 thành viên gồm mười nước thành viên ASEAN, mười bên đối thoại và bảy quốc gia ngoài khu vực.

* Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là tiến trình thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, họp tại Xin-ga-po tháng 1-1992 thông qua, đánh dấu bước tiến lịch sử về chất trong hợp tác kinh tế của ASEAN. Theo lộ trình thiết lập AFTA trong 15 năm, các nước ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối, từng bước đưa ASEAN thành khu vực sản xuất quốc tế, có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn giới đầu tư quốc tế. Nội dung quan trọng của AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) là cơ chế hợp tác, tham vấn cấp bộ trưởng cao nhất về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và tám nước đối thoại (gồm Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ). Hội nghị ADMM+ lần đầu được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10-2010 là một dấu mốc trong lịch sử ASEAN, mở ra cơ hội để các bên hợp tác giải quyết những thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông - Nam Á.

2 tháng 6 2017

* Lợi ích của Việt Nam:

      - Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất.

      - Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.

 * Liên hệ thực tế:

      - Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển.

      - Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…

5 tháng 6 2017

Những thuận lợi của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN

+)Vị trí gần gũi , thuận lợi cho việc giao thông đi lại , hợp tác với nhau

+) Có nét tương đồng trong sản xuất , sinh hoạt , lịch sử nên rất dễ hòa hợp

Những biểu hiện của sự hợp tác

+) Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế xã hội

+) Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển

+) Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước

+) Xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền giữa các nước trong khu vực

+) Phối hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kông

+) Đoàn kết hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển

17 tháng 1 2018

Những thuận lợi của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN

+)Vị trí gần gũi , thuận lợi cho việc giao thông đi lại , hợp tác với nhau

+) Có nét tương đồng trong sản xuất , sinh hoạt , lịch sử nên rất dễ hòa hợp

Những biểu hiện của sự hợp tác

+) Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế xã hội

+) Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển

+) Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước

+) Xây dựng hệ thống đường giao thông nối liền giữa các nước trong khu vực

+) Phối hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kông

+) Đoàn kết hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển

26 tháng 1 2019

- Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri từ năm 1989. Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tỉnh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp ln.

- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.

- Phi hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

3 tháng 3 2021

2. Cộng đồng AEC nhằm tạo một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài. Trên cơ sở kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP, phần về AEC), nhất là việc đã cơ bản hoàn thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau: Ðến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả IAI, một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Ðồng thời, ASEAN nhất trí đề ra cơ chế thực hiện và lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể.

27 tháng 1 2022

Liên kết về quân sự

27 tháng 1 2022

Liên kết quân sự

10 tháng 10 2017

Các nước Đông Nam Á có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

Đáp án cần chọn là: A

5 tháng 3 2022

tham khảo :

*  Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*  Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :

- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;

- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;

- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;

- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

12 tháng 2 2019

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

+ Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

+ Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

+ Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

+ Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú với số lượng lớn.

+ Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Ý còn lại bạn tham khảo tại đây : bạn ấn vào đây