Câu 1:Nếu hạt đậu xanh bị mọt ăn mất phôi thì có nảy mầm được hay không?Vì sao?
Câu 2:Tại sao người ta không dùng hạt bị lép để làm giống?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nếu hạt đậu xanh bị mọt ăn mất phần phôi của hạt thì hạt sẽ không nảy mầm. Vì phần phôi của hạt chứ lá mầm, thân mầm, rễ mầm và chồi mầm sau này sẽ phát triển thành các bộ phận của cây như rễ, thân, lá.
Câu 2: Người ta không dùng hạt lép để làm hạt giống.Vì: các hạt lép là những hạt bị mất phần chất dinh dưỡng. Khi đó sẽ không có chất dinh dưỡng cho hạt sử dụng để nảy mầm.
hạt đậu không nảy mầm nha bạn
vì mặc dù đã có đầy đủ điều kiên bên ngoài nhưng điều kiên bên trog của nó đã bị hỏng nên ko dc nhé
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
Vì hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế dẫn đến hạt mất khả năng nảy mầm.
Câu 1:
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
Câu 2:
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
Câu 3:
Nước, nhiệt độ, không khí.
Câu 4:
Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
Câu 5:
Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.
- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.
- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.
- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.
- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.
Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
Câu 6:
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Câu 7:
+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng
- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)
Câu 8:
- Ngành tảo: chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
- Ngành hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
- Ngành hạt kín: thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).
Câu 4: Trả lời:
Cây xanh có hoa có 2 cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
Cơ quan sinh dưỡng: Sinh dưỡng, phát triển. ( Rễ, thân, lá)
Cơ quan sinh sản: Phân chia, sinh sản. (Hoa, quả, hạt)
a)
Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.
+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.
b)
Bởi vì khi quả chín khô thì hạt sẽ rơi xuống đất chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hoạch (tốn nhiều thời gian công sức) và có khi hạt rơi xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây con chúng ta sẽ không thu hoạch được. Vì vậy khi thu hạch đỗ xanh hoặc đỗ đen người ta phải thu hoạch trước khi quả chín khô.
c)
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
a,Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:
+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.
+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.
⇒Vì vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, rêu phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.
b,Khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì: khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài đất làm ta không thu hoạch được.
c,- Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
- Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
- Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.
- Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.
- Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.
- Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.
- Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.
- Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp
Câu 1: + nếu hạt đậu xanh bị mọt ăn mất phần phôi của hạt thì hạt sẽ ko nảy mầm. Vì phần phôi của hạt chứ lá mầm, thân mầm, rễ mầm và chồi mầm sau này sẽ phát triển thành các bộ phận của cây như rễ, thân, lá
Câu 2: người ta ko dùng hạt lép để làm hạt giống vì: các hạt lép là những hạt bị mất phần chất dinh dưỡng. Khi đó sẽ ko có chất dinh dưỡng cho hạt sử dụng để nảy mầm.