K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Động đất, sóng thần là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như vừa nói, nhưng hậu quả của động đất và sóng thần rất to lớn. Động đất làm các công trình, nhà cửa bị phá huỷ, người chết kèm theo những hậu quả lở đất, hoả hoạn v.v… và sau đó là những vấn đề x ã hội. Hậu quả sẽ nhân lên khi động đất xảy ra ở nơi có nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn…

Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

2. Động đất và sóng thần có xảy ra thường xuyên không? Những trận nào gây thiệt hại lớn nhất?

Mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất do các dụng cụ đo lường phát hiện được, trong đó có chừng 100.000 vụ có thể làm rung rinh ngôi nhà , nghiêng đảo một chậu nứoc, mà ta cảm nhận được gọi là động đất và 1.000 vụ gây hại thực sự.

Sóng thần chủ yếu là động đất dưới biển, nhiều khi không có ảnh hưởng gì lớn (trừ một số trận rất khủng khiếp) nên ít được chú ý hơn.

Lịch sử ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng. Theo thống kê, nếu coi thiệt hại về người là sự đánh giá thì trận động đất lớn nhất xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2006 có 379.484 người chết (trong Lịch sử Trung Quốc còn nói đến trận động đất ở Thiểm Tây năm 1566, làm 830.000 người chết, song có lẽ con số không chính xác). Trận sóng thần lớn nhất là trận sóng thần Ấn Độ dương, ngày 26-12-2004 làm chết đến 230.000 người (riêng Inđonexia 168.000 người).

3. Làm thế nào để biết trước động đất và sóng thần?

Động đất được ví như kẻ địch không hề tuyên chiến như bão lũ và dù khoa học đã rất tập trung nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều ngành khoa học: địa chấn học, kiến tạo học, địa vật lý kể cả hoá học và sinh học nữa nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn, nếu như không muốn nói rằng khoa học vẫn đang bất lực.

Ngay trước thời gian động đất hoặc sóng thần xảy ra người ta thường quan sát thấy có các dầu hiệu ở động vật vì rất có thể chúng cảm nhận dựoc những thay đổi bất thường về trường tĩnh điện, hạ âm… song không hoàn toàn là những dự báo đáng tin cậy.

Các chuyên gia địa chất cho rằng “Dự báo thành phố nào sẽ bị động đất và sóng thần rất quan trọng, nhưng không quan trọng bằng làm thế nào để chúng không gây ra tổn thất quá lớn”. Có nghĩa là không ngoan nhất là tìm cách sống chung với động đất.

Sóng thần cũng không thể dự báo được chính xác hoàn toàn song vì là hậu quả của động đất nên có thể biết trước được ít nhiều. Tại nhiều vùng ven biển người ta dã xây dựng những hệ thống cảnh bảo sóng thần để các cơ quan chuyên môn căn cứ vào sự phát hiện của dụng cụ đo, thông báo thường xuyên cho nhân dân.

4. Có những phương pháp nào để chống động đất và sóng thần ?

Như đã nói, không thể bỏ một vùng đang sinh sống, ngay khi là nơi động đất xảy ra khá thường xuyên mà phải tìm cách “chung sống” với nó một cách chủ động.

Chủ động là:

- Về mặt chính quyền cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất và các giải pháp phòng, tránh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào chương trình giảng dạy của các cấp học; tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu biết, chuẩn bị và có phản ứng kịp thời khi xảy ra động đất.

- Khi xây dựng các công trình công cộng, công trình cao tầng và các công trình công nghiệp quan trọng phải tính đến yếu tố động đất và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật trong vùng có nguy cơ động đất.

- Thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với động đất, lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng, tránh động đất trên từng địa bàn dân cư.
Ở nước ta đẫ có những thông tư cụ thể của Chính phủ về vấn đề này từ lâu, song việc triên khai quá chậm chạp và không kiên quyết nên chưa làm được gì nhiều. Việc diễn tập cho quần chúng là hết sức cần thiết.

Về nguy cơ sóng thần, cấn có hệ thống cảnh báo ở ven biển, theo dõi thường xuyên và sát sao, hướng dẫn cho cộng đồng những việc làm cấp thiết khi sóng thần xuất hiện từ xa. Ở nhiều nước, người ta xây dựng những bức tường chống sóng thần cao và chắc chắn tại các vùng ven biển đông dân cư, trồng những khu rừng phòng hộ để giảm bớt năng lượng phá hoại của sóng.

5. Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?

Động đất trên thế giới thường tập trung ở 2 đới: đới vòng quanh Thái Bình dương và đời từ Địa Trung hải qua Hymalaia vòng xuống Malaixia. Hai đới này cũng là nơi tập trung nhiều núi lửa đã tắt và đang hoạt đọng.

Ở Việt Nam, động đất chủ yếu tập trung ở phía đông bắc trũng Hà Nội, doc theo sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Mã…, ven biển Nam Trung bộ. Năm 2004, Viện Vật lý địa cầu đã lập bản đồ về khả năng động đất ở Việt Nam. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất (Hà Nội có nguy cơ động đất lớn hơn TP Hồ Chí Minh, tuy mấy nam gần đây chưa ghi nhận trận động đất nào mạnh nào, mà chỉ thấy dư chấn. TP Hồ Chí Minh ít nguy cơ hơn nhưng vì nền đất yếu nên rất dễ bị tổn thương). Nếu có động đất tại Hà Nội, thì mạnh nhất là cấp 7, cấp 8 tính theo độ Richter (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285).

Người ta đã xây dựng các kịch bản về cấp độ động đất và cách ứng phó thích hợp với từng trường hợp. Những kịch bản đó cần được phổ biến đến từng người dân để họ hiểu được những khả năng và việc cần làm. Nói chung, chúng ta luôn phải cảnh giác trước “kẻ thù không tuyên chiến” này.

Tham khảo:

Bóc lột lao động

Thật không may là người di cư thường hay trở thành nạn nhân bị bóc lột lao động. Các nạn nhân hay bị dụ dỗ bởi lời hứa sẽ được làm việc lương cao và sau đó họ bị lợi dụng chủ yếu với mục đích bóc lột lao động. Trường hợp thường xảy ra là họ phải trả nợ trước đó vì môi giới việc làm, mượn dụng cụ lao động v.v.. Tên gọi chung cho vấn đề này là nạn buôn người, bóc lột lao động và bóc lột tình dục đều thuộc nạn buôn người.

12 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.

- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.

- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.

b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta

- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.

- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.

14 tháng 11 2021

Câu 17 :

A, những thành tựu tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khá.

B,những kĩ năng được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

C. những điểm nổi bật của gia đình, dòng họ.

D. những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đờikhác.

E. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 9 2023

+ Vấn đề em lựa chọn: Học tập trực tuyến có thể thay thế học tập trực tiếp tại trường

+ Hình thức thể hiện tư duy phản biện: thuyết trình

+ Vấn đề chính cần bàn luận: học trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường

+ Thu thập thông tin, dữ liệu: Các lớp học trực tuyến (online) đã trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.

+ Phân tích tổng hợp thông tin, đưa ra đánh giá:

- Lợi ích của việc học trực tuyến: linh hoạt địa điểm, thời gian dạy và học; tiết kiệm nhiều chi phí; tạo không gian học tập thoải mái; lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng;…

- Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn ra phức tạo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người thì đây là giải pháp được coi là tốt nhất cho học sinh, sinh viên trong việc học tập

+ Thể hiện quan điểm cá nhân:

Theo em việc học trực tuyến có thể là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh đại dịch diễn ra phức tạp nhưng không thể thay thế cho học tập trực tiếp tại trường vì:

- Việc tới lớp cùng thầy cô, bạn bè là đặc biệt quan trọng, là động lực khiến người học tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của mình. Nó giúp gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và biến hoạt động tiếp nhận thông tin thành tương tác thông tin.

- Đặc biệt,  học trực tiếp thúc đẩy các giao tiếp xã hội do có sự tương tác trực tiếp giữa người học với nhau cũng như giữa người học với người dạy.

- Lớp học trực tiếp xây dựng cho người học các kỹ năng tổ chức kỷ luật như: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp…

Tham khảo:

 Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước  ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

18 tháng 3 2022

Bạn ơi vậy còn hiện tượng thực tế liên quan thì sao ạ

 

14 tháng 3 2022

băng tăn là do sự nóng lên của toàn cầu ; hiệu ứng nhà kính dẫn đến đó là biến đổi khí hậu > băng tăn là 1 trong những thiên tai 

giải  quyết :

_Xử lí rác thải tại đầu nguồn.

_Phân loại rác thải.

_Tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ môi trường.

_Hạn chế xử dụng những nguyên liệu, nguồn năng lượng có hại đến môi trường.

2 tháng 1 2022

thì bạn cứ mở sách ra là sẽ có

2 tháng 1 2022

Tham khảo:

Bóc lột lao động

Thật không may là người di cư thường hay trở thành nạn nhân bị bóc lột lao động. Các nạn nhân hay bị dụ dỗ bởi lời hứa sẽ được làm việc lương cao và sau đó họ bị lợi dụng chủ yếu với mục đích bóc lột lao động. Trường hợp thường xảy ra là họ phải trả nợ trước đó vì môi giới việc làm, mượn dụng cụ lao động v.v.. Tên gọi chung cho vấn đề này là nạn buôn người, bóc lột lao động và bóc lột tình dục đều thuộc nạn buôn người.

6 tháng 3 2022

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

em cảm ơn chị nhiều ạ