K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi!

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Chị Hằng thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thàng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết. Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả. Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới "muốn làm thằng Cuội . Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn đẽ được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: "Đời đáng trách biết thôi là đủ - Sự chán đời xin nhủ lại tri âm", "Gió gió mưa mưa đã chán phèo - Sự đời nghĩ đến lại buồn teo"... Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.

Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị, xưng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nấu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Tính từ đây mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì "Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm". Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng có bầu có bạn". Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.

Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đây chưa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.

Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.


29 tháng 11 2017

cảm ơn bạn nhé

24 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!

24 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

19 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

23 tháng 1 2017

Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi"

Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu


30 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”. Phải chăng tư tưởng ấy xuất phât từ chính tấm lòng của Nguyễn Trãi?

29 tháng 11 2019

- Đới ôn hòa:

+ Ô nhiễm không khí.

+ Ô nhiễm nước.

Vấn đề môi trường ở môi trường hoang mạc:

- Khí hậu vô cùng khô hạn. Nắng nóng quanh năm, lượng mưa rất thấp, có khi nhiều năm liền không mưa hoặc khi rơi chưa xuống mặt đất đã bốc hơi hết

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm

- Phần lớn bề mặt bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ, mạch nước ngầm hiếm.

Vấn đề môi trường ở môi trường đới lạnh:

- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da

- Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C, thậm chí xuống đến -50 độ C

- Mùa hạ chỉ dài 2 - 3 tháng. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C

- Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng khi mùa hạ đến

- Mặt biển đóng lớp băng rất dày, có nơi đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết

Vấn đề môi trường ở môi trường vùng núi:

- Càng lên cao không khí càng loãng dần, nhiệt độ không khí lại giảm 0,6 độ C. Có nơi bị băng tuyết bao phủ vĩnh viễn

- Các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe dọa cuộc sống của người dân dưới chân núi

- Độ dốc lớn của sườn núi còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi