Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi"
Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu
Tham Khảo:
Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”. Phải chăng tư tưởng ấy xuất phât từ chính tấm lòng của Nguyễn Trãi?
1. Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi
( ca dao )
2. Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
( Nguyễn Du)
3. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
( Nguyễn Trãi )
4. Xin nguyện cùng người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
( Tố Hữu )
Tham khảo :
`-` Thơ :
Cảm ơn những điều yêu thương
Tôi sinh ra trên mảnh đất "Hà Thành"
Nơi ươm mầm những tinh túy Việt Nam
Một tình yêu đong đầy thật ấm áp!
Cảm ơn đời dạy ta biết yêu thương
Biết bao dung, rộng lượng với người khác
Cảm ơn đời đã dạy ta biết nhớ
Biết nhớ nhung người khác mỗi đêm về
Niềm vui ấy.. đời trao ta ấy!
`-` Văn xuôi (tự viết)
Con là Lê Đỗ Đông Hải . Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid vẫn đang hoành hành ngày càng ác liệt. Nó đi đến đâu thì ở đó cũng đều có sự chết chóc. Bởi vì sao ạ, bởi vì nó là một căn bệnh rất là nguy hiểm, mặc dù hiện nay đã có vacxin nhưng vẫn không thể nào ngừng nó được mà còn khiến nó phát triển thêm các biến thể khác. Và trong tình cảnh như hiện nay, mà tất cả các y bác sĩ đều ngày đêm túc trực ở bệnh viện, quên ăn, quên ngủ để chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid. Những anh bộ đội, quân nhân thì ngày đêm túc trực ở trạm kiểm soát dịch để có thể không khiến dịch bệnh lây lan sang nhiều nơi khác. Những người tình nguyện viên và toàn bộ người dân trên toàn đất nước, mỗi người đã đi góp sức nhỏ của mình, dù không đáng là bao nhưng đã góp phần để giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh. Và luôn luôn thực hiện nghiêm túc 5k để nhanh chóng và hy vọng có thể đẩy lùi dịch Covid 19 này đi. Con cũng chúc các cô chú y bác sĩ, những anh quân nhân, những tình nguyện viên dồi dào sức khỏe, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với đất nước.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Hai câu thơ đầu thể hiện một lượng thông tin đầy đủ về cuộc sống của Bác khi ở Pác-Bó. Đó là một cuộc sống giản dị và thiếu thốn:ở trong hang,làm việc bên bờ suối,ăn cháo bẹ,rau măng. Câu thơ ngắt nhịp 4/3, từ ngữ cân đối sáng-tối,ra-vào diễn tả một nếp sống như thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở đó vẫn toát lên phong thái ung dung,thoải mái,tâm hồn thanh thản và một tinh thần lạc quan của Người. Bởi vì Bác được sống giữa thiên nhiên,giữa rừng núi Pác-Bó có hang,có suối,với cháo bẹ,rau măng. Với Bác, cuộc sống nơi đây nào phải nghèo khổ, thiếu thốn mà lại giàu có, vì nơi đay Bác tìm được sự thoải mái, tự nhiên,trong lành của những thú vui rất đỗi giản dị.
Hai câu thơ đầu thể hiện một lượng thông tin đầy đủ về cuộc sống của Bác khi ở Pác-Bó. Đó là một cuộc sống giản dị và thiếu thốn:ở trong hang,làm việc bên bờ suối,ăn cháo bẹ,rau măng. Câu thơ ngắt nhịp 4/3, từ ngữ cân đối sáng-tối,ra-vào diễn tả một nếp sống như thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở đó vẫn toát lên phong thái ung dung,thoải mái,tâm hồn thanh thản và một tinh thần lạc quan của Người. Bởi vì Bác được sống giữa thiên nhiên,giữa rừng núi Pác-Bó có hang,có suối,với cháo bẹ,rau măng. Với Bác, cuộc sống nơi đây nào phải nghèo khổ, thiếu thốn mà lại giàu có, vì nơi đay Bác tìm được sự thoải mái, tự nhiên,trong lành của những thú vui rất đỗi giản dị.
Bầu trời cao vút, xanh nhẹ hoà lẫn với màu trắng như bông của những đám mây. Ánh nắng có phần vàng rực, nóng rát hơn. Trong vườn, cây mít ra quả tròn trịa, chi chít toàn gai như con nhím treo trên cành. Mùi hương của nó lan toả trong không gian thật quyến rũ. Hoa táo trắng muốt, một mùi mát rượi làm sảng khoái đầu óc. Mùa hè là mùa chia tay của các thế hệ học trò. Có lẽ tôi không thể quên được mùa hè năm nay
Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng. Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca. Tạm biệt sách bút thân yêu, tạm biệt mái trường mến yêu. Chúng em chào đón hè đã về - bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ, mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương, khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu. Ôi! Mùa hè đang về đấy! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có em. Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương, bao ấn tượng khó phai.Mùa hè - mùa của những cảm xúc, suy nghĩ, những thú vui, những ước muốn... mùa của em và tất cả mọi người. Mùa hạ chỉ thế thôi cũng đủ để gợi tình yêu và nỗi nhớ trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi!
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi!
Chị Hằng thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thàng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết. Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả. Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới "muốn làm thằng Cuội . Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn đẽ được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: "Đời đáng trách biết thôi là đủ - Sự chán đời xin nhủ lại tri âm", "Gió gió mưa mưa đã chán phèo - Sự đời nghĩ đến lại buồn teo"... Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.
Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị, xưng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nấu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Tính từ đây mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này:
Có bầu có bạn, cùng tri kỷ
Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì "Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm". Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng có bầu có bạn". Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.
Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đây chưa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.
Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.
cảm ơn bạn nhé