Tóm tắt văn bản Hai cây phong ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
1. Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
+ Tìm các từ ngữ quan trọng
+ Xác định ý chính của văn bản
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi
+ Xác định các phần trong văn bản
- Tìm ý chính của từng phần
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
3. Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em
Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.
Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương . Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận , Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa để xoa diệu công luận . Ra Hà Nội , hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp . Suốt buổi gặp gỡ , Phan Bội Châu chỉ im lăng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của hai thanh niên người thiểu số dân tộc Hơ - mông (Mèo): Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau mà Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất là làm nô lệ không công cho nhà thống lí. Kể từ khi bước chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những tháng ngày tăm tối, bị đày đọa về thể xác, bị giày đạp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết nhưng sợ liên luỵ đến bố mẹ lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi mất tuổi thanh xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ như chiếc bóng, “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bàn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo váy đi chơi ngày xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bùng lên đó. Hắn bước vào buồng, thản nhiên trói Mị vào cột nhà. Cùng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Ỷ vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần, vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lí, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói đứng vào trong góc nhà suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn khỏi nhà thống lí ở Hồng Ngài, tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ, dìu dắt, cả hai lần lượt trở thành du kích, tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng bản thân, quê hương mình.
Từ hàng triệu năm nay, loài người đã xuất hiện trên Trái Đất. Chúng ta được đất nuôi dưỡng, được hít thở bầu không khí trong lành,... Có thể nói, con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên, môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: rất nhiều những vật dụng phế thải của chúng ta đang dần dần huỷ hoại tự nhiên, đầu độc và làm ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.
Hãy bảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ Trái Đất thân yêu - lời kêu gọi đó đã được cả thế giới hưởng ứng, và ngày 22 tháng 4 hàng năm đã trở thành Ngày Trái Đất. Văn bản này được soạn thảo nhân dịp Việt Nam tham gia chương trình nói trên. Thông tin về ngày Trái Đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".
- Lời kêu gọi bình thường: “Một ngày không dùng bao ni lông” được truyền đạt một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi , một cao nguyên , phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và " tôi " cũng ko biết vì sao ở đó được gọi là " Trường Đuy-sen" .
Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.