Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.
Từ hàng triệu năm nay, loài người đã xuất hiện trên Trái Đất. Chúng ta được đất nuôi dưỡng, được hít thở bầu không khí trong lành,... Có thể nói, con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên, môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: rất nhiều những vật dụng phế thải của chúng ta đang dần dần huỷ hoại tự nhiên, đầu độc và làm ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.
Hãy bảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ Trái Đất thân yêu - lời kêu gọi đó đã được cả thế giới hưởng ứng, và ngày 22 tháng 4 hàng năm đã trở thành Ngày Trái Đất. Văn bản này được soạn thảo nhân dịp Việt Nam tham gia chương trình nói trên. Thông tin về ngày Trái Đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".
- Lời kêu gọi bình thường: “Một ngày không dùng bao ni lông” được truyền đạt một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Tác giả đặt câu hỏi cho từng phần và lí giải nó. Tác giả đi từ việc cung cấp thông tin khoa học đã được xác thực về sao băng (lí giải sao băng là gì, lí do nó xuất hiện, chu kì và cách theo dõi nó) đến đưa ra thông tin về quan niệm tâm linh (quan niệm điềm gở, quan niệm mang đến may mắn của sao băng).
- Tóm tắt nội dung văn bản:
Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
- Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.
- Tóm tắt nội dung chính của từng phần:
+ Phần 1: An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ, cho ở cùng mình ở nhà bác Ka-tai-bai để tránh người thím độc ác muốn gả cô đi.
+ Phần 2: Thím của An-tư-mai dẫn người đến trường học, muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại bọn người kia và bị đánh trọng thương, An-tư-mai thì bị bắt đi.
+ Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm, lòng biết ơn của An-tư-mai đối với thầy Đuy-sen.
- Thời gian trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm sự việc ở phần 1 và 2 xảy ra.
Tham khảo!
Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản:
- Văn bản nghị luận
- Thể thơ tự do
- Văn thuyết minh
Tóm tắt đặc điểm các thể loại:
Thể loại | Đặc điểm |
Văn bản nghị luận | Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. |
Thể thơ tự do | – Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. |
Văn thuyết minh | – Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. |
Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách.
- Phần 2: Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.
- Phần 3: Cậu bé tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành
- Văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (đoạn 1): Nêu tên tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm.
+ Phần 2 (đoạn 2,3,4): Tóm tắt nội dung và đánh giá về tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ.
+ Phần 3 (đoạn 5): Khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích mọi người nên tìm đọc.
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…
- Phần 2: Diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh của chị Út Tịch và con gái - nhân vật Bé.
- Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước.
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi , một cao nguyên , phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng , giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng , như tâm hồn riêng của làng .
Vào năm học cuối , bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim , leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe .
Thuở ấy , nhân vât "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và " tôi " cũng ko biết vì sao ở đó được gọi là " Trường Đuy-sen" .
Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.