K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2017

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Qua bài "Phò giá về Kinh" của Trần Quang Khải em hiểu gì về văn thời Trần?

Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán : Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san. Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim : Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Bố cục tác phẩm gổm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu: Chương Dương cướp giảo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhung Trần Quang Khải chí nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao ? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định dể giành thắng lợi cuối cùng ? Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cá triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phân khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm ? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tạc giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử ? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chi tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,... Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngấn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng dúc lại bằng hai từ : "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hoà, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ khống nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ". Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca. Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước : Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài nâng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng. Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ : Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải ? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A ? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào ? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tướng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII. Trở lại với bài thơ Phò giá vê kinh của Trần Quang Khải, ta thấy bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc, biểu cảm dạt dào. Trong bài thơ có nhiều từ Hán Việt, nhưng khá quen thuộc với chúng ta ngày nay, như : "Chương Dương độ, Hàm Tử quan, thái bình, trí lực, vạn cổ, giang sơn". Do đó, đọc thơ, chịu khó tìm tòi, suy ngẫm, chúng ta hiểu được và rung cảm được với ý thơ, hồn thơ của tác giả - người sống cách chúng ta gần một ngàn năm. Nếu ta gọi bài thơ Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, thì cũng có thể coi Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Qua văn bản "Thiên trường vản vọng" em thấy cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ được tác giả vẽ lên như thế nào?


"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng). Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật:

"Thôn hậu, thôn tiền, đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền "
Hơn 60 năm về trước, cụ Ngô Tất Tố đã dịch rất hay bài thơ này.

Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tàn. Bốn chữ "thôn Hậu thôn tiền " và "bán vô bán hữu" liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn "trước xóm sau thôn" phủ mờ khói như càng trở nên mơ màng, mênh mang. Khói của sương chiều. Khói lam chiều vấn vương, nhẹ bay trên những mái nhà gianh sau lũy tre làng.

Chỉ bằng 3 nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương nơi yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ. Cảnh vật bao la, tĩnh lặng. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện. Tưởng như thi sĩ đang thả hổn mình vào cảnh vật, lặng ngắm thôn xóm quê hương gần xa không chán. So sánh "đạm tự yên " (mờ nhạt như không là một hình tượng đầy thi vị. Cả một hồn quê man mác gợi cảm):

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiêu man mác có dường không).

Hai câu cuối là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau về thôn. Có âm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên, âm thanh réo rắt, hồn nhiên, thanh bình của làng quê ta xưa nay. Có từng đôi, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà người đọc vẫn cảm nhận được. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy gợi thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống. Bút pháp điểm nhãn, lấy động để tả tĩnh của tác giả được thể hiện một cách nhiều ấn tượng về bức tranh đồng quê này:

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận"
Bạch lộ song song phi hạ điền
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân rông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ "Hạnh Thiên Trường hành cung" (Ngự chơi hành cung Thiên Trường):

" Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát,
Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước có thu lồng Trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,
Độ xưa so với độ này thua"

Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài ''Hạnh Thiên Trường hành cung" là cảnh chiều thu, đó là điều ai cũng rõ. Trong bài "Thiên Trường vãn vọng" là cảnh chiều xuân hay chiều thu? Rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương. Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện cho ta khẳng định: Trần Nhân Tông viết "Thiên Trường vãn vọng" sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui.

Bài tứ tuyệt "Thiên Trường vãn vọng" là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế! CHÚC BN HK TỐT
24 tháng 11 2021

bạn tham khảo!!!

 Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285.  Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân  dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về  không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.
\(HT\)~

3 tháng 11 2019

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.



 

3 tháng 11 2019

" Nam quốc sơn hà" ( tương truyền của tác giả Lý Thường Kiệt ), còn gọi là bài thơ "Thần" được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Sự ra đời của bài thơ gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân xân lược Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (năm 1077). Bài thơ là lời khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược, nói cách khác bài thơ " Nam quốc sơn hà" đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, cả bài chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ bảy chữ, nhưng đọc lên ta có cảm giác chữ nào trong bài thơ cũng ngời sáng tinh thần yêu nước. Mà trước hết điều đó được thể hiện qua lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Ngay trong hai câu thơ mở đầu cùng với giọng thơ hào hùng, đanh thép mang ý nghĩa khẳng, là qua việc sử dụng các chữ: "quốc" (nước)," đế" (vua). Như chúng ta đã biết chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế" (có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Như vậy với việc dùng từ các từ: "quốc", "đế". Câu thơ thứ nhất không chỉ là lời khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc, mà câu thơ còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

Điều này tiếp tục được khẳng định trong câu thơ tiếp theo:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Với cách lập luận chặt chẽ rõ ràng, giọng điệu dứt khoát, câu thơ thứ hai tiếp nối mạch cảm xúc của câu thơ thứ nhất: Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó là chân lý, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư" không thể chối cãi được. Như vậy, ranh giới bờ cõi của dân tộc còn được cả trời cao chứng giám. Điều đó thật thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đọc câu thơ, hẳn mỗi chúng ta đều cảm nhận rất rõ thái độ tự hào sâu sắc mà người viết đã gửi gắm qua lời tuyên bố chủ quyền đanh thép...

Không phải vô cớ mà "Nam quốc sơn hà " lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, bởi mỗi chữ trong bài thơ đều ngời sáng tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Với hình thức là một câu hỏi, hỏi trực tiếp quân giặc: Cớ sao một chân lý hiển nhiên, rõ ràng như thế, lại thiêng liêng tự trời cao như thế vậy mà các ngươi lại dám xâm phạm? Thái độ rõ ràng quyết liệt coi kẻ xâm lược là "nghịch lỗ". Câu thơ vừa chỉ rõ sự phi lý, phi nghĩa trong hành động xâm lược của quân thù, đồng thời còn khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam với đất nước:

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Việc kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến cho chúng tự chuốc lấy bại vong "thủ bại hư". Đó là kết cục tất yếu dành cho kẻ xâm lược, làm trái đạo trời... Câu thơ thứ tư như một lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại và ta sẽ dành chiến thắng. Đó cũng là cái kết xứng đáng cho kẻ cướp nước, chính bọn chúng sẽ phải gánh lấy thất bại thảm hại do hành động phi nghĩa mà chúng đã gây ra.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" chỉ gói gọn trong 28 chữ ngắn ngủi, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là lời Tuyên ngôn về nền độc lập, về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm. Bài thơ cũng là một văn bản nghị luận chính trị dùng lý lẽ để nói về một việc trọng đại của đất nước: độc lập, chủ quyền dân tộc nhưng vẫn mang đậm sắc thái tình cảm...Có lẽ vì thế, mặc dù đã ra đời cách đây gần một thiên niên kỷ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn là một minh chứng ngời sáng về tinh thần yêu nước của cha ông thuở trước, để mãi mãi thế hệ chúng ta ngày hôm nay vẫn cảm thấy tự hào!

8 tháng 10 2021
Là con thứ 3của vừa Trần Thái tông Là một tướng sỹ thời trần Đánh tan giặc nguyên mông lần 2và lần3
8 tháng 10 2021

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tuớng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức.
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

tửu tận tình do tại

22 tháng 11 2021

 C1

Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

C2

 Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

22 tháng 11 2021

Cảm ơi 

Đọc kĩ hai văn bản Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh  và chú thích dấu( *);  trong SHD/31,32,35 hoàn thành các PHT sau vào vở ghi: PHẾU HT SỐ 11.Trình bày hiểu biết của em  về thơ trung đại, các hình thức trình bày của thơ trung đại.2.Bài thơ Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh  được làm bằng thể thơ nào, chỉ rõ đặc điểm của thể thơ đó qua hai bài thơ.3. Xác định PTBĐ chính của hai bài thơ.4. Hai bài thơ được sáng tác...
Đọc tiếp

Đọc kĩ hai văn bản Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh  và chú thích dấu( *);  trong SHD/31,32,35 hoàn thành các PHT sau vào vở ghi:

 PHẾU HT SỐ 1

1.Trình bày hiểu biết của em  về thơ trung đại, các hình thức trình bày của thơ trung đại.

2.Bài thơ Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh  được làm bằng thể thơ nào, chỉ rõ đặc điểm của thể thơ đó qua hai bài thơ.

3. Xác định PTBĐ chính của hai bài thơ.

4. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khác nhau như thế nào?

6. Nêu  cảm xúc chủ đạo của hai bài thơ Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh  .

PHIẾU HT SỐ 2.

1.Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên viết bằng thơ.  Trình bày các ý cơ bản của bài thơ theo sơ đồ sau để thể hiện rõ tinh thần đó.

Tuyên ngôn độc lập

Ý 1:

Ý 2:

2.Nêu ND của bài thơ Phò giá về kinh và nhận xét cách thể hiện ND của tác giả.

 

0
4 tháng 12 2016

bài 1: Cảm nhận của .. về văn bản Nam quốc sơn hà là:

bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. .......( câu 2 tớ ko biết, ...)

Câu 2: cảm nhận:

Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Câu 3: bài thơ nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ đang ở tuổi còn tre, người phụ nữ xinh đẹp, phẩm chất trong sáng cảu người phụ nữ ở xã hội xưa. Nhưng người họ đâu được sống sung sướng, họ luôn chịu số phận bất hạnh. lênh đênh, luôn phụ thuộc vào người đàn ông.

( viết ko hay cho lắm, tớ chỉ viết đc xưa, còn nay thì ...)

 

 

 

 

Đề 2:

Việt nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “phò giá về kinh” ( tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hảo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.“phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.

 

Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan

Hay

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.

18 tháng 10 2017

hai bài thơ nói về lòng yêu nước, hi sinh vì nước của các tướng lĩnh giỏi

2 tháng 11 2018

cảm nhận chung 2 bài cùng 1 đoạn văn hay là riêng từng bài bn

2 tháng 11 2018

cùng 1 đoạn văn