K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021
Là con thứ 3của vừa Trần Thái tông Là một tướng sỹ thời trần Đánh tan giặc nguyên mông lần 2và lần3
8 tháng 10 2021

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tuớng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức.
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

tửu tận tình do tại

7 tháng 9 2016
Bài 1:Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.Bài 2:Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:- Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.- Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng. 
I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Phiên âm:Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san . (Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại...
Đọc tiếp

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

PHÒ GIÁ VỀ KINH

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san .

 

(Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?

Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?

Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại từ, Từ láy và Quan hệ từ trong câu sau ?

“ Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”

(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 4: (0,75 điểm) Em hiểu câu thơ “ Thái bình tu trí lực” nghĩa là gì ?

Câu 5: (0,75 điểm) Nêu biểu ý của bài thơ ?

Câu 6: (1.0 điểm) Là học sinh em nên làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ?

1
20 tháng 11 2021

Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.

 

24 tháng 11 2021

bạn tham khảo!!!

 Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285.  Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân  dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về  không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.
\(HT\)~

2 tháng 11 2021

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

2 tháng 11 2021

Là biểu cảm nhé bn

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp...
Đọc tiếp

1.     Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.

2.     Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?

3.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

4.     Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Sông núi nước Nam ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)

0
22 tháng 10 2020

là khẳng định khát vọng thịnh trị xây dựng đất nước thái bình,và không nên vui vừng quá sớm