K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Và tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương mà tôi nhớ mãi.

Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi. Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”. Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ... Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết. Home » Bài học cuộc sống » bài học thành công » câu chuyện cảm hứng » Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Để tôi kể bạn nghe câu chuyện về một con người tật nguyền, là một tấm gương vượt khó tuyệt vời, một con người làm nên những điều kì diệu! Đó là Nhà văn, Nhà giáo ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ – “Người viết nên số phận bằng đôi chân”. Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi. Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”. Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ...
Ảnh Internet
Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩu gạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở. Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãi không viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Có những lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắc mình phải tiếp tục. Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngày luyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viết được bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ và đẹp hơn. Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãi mà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúp Ký tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Những người hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? ... Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó. Không những kiên trì với những mục tiêu mình muốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạo trong những thứ mình làm. Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đến khâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắt chữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu: “HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn. Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kì lạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểm xong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhật Bác. Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầm kéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữ được, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chân phải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấy lại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hai lưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùng chân trái mở kéo sau mỗi lần cắt. Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéo trở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vào giường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt, cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viên mình phải cắt thật đẹp. Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đã hoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắc ghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giác Bác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”. Trong thơ Tố Hữu có câu: “Thua ván này ta bày ván khác
Có can chi miễn được cuộc cuối cùng” Đây cũng là phương châm làm việc và học tập của Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờ hoàn thành được việc muốn làm thì thôi. Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo của mình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực của mình đến với mọi người. Qua câu chuyện trên em học hỏi được rằng ta cần phải chăm chỉ học tập cố gắng vươn lên cho dù có khó khăn đến mấy và nhờ có tinh thần lạc quan cố gắng thì sẽ làm nên đc điều kì diệu


12 tháng 1 2018

Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.

12 tháng 1 2018

đây là câu truyện mk tra mạng các bn đọc thử nha

18 tháng 10 2018

Bài 1

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Bài 2

Ngày còn nhỏ ai chẳng có lần vô tinh làm vỡ cái bát hay cái chén thậm chí là cả những vật to lớn và quý giá. Và hẳn sẽ bị người lớn mắng. tôi cũng vậy, không biết bao nhiêu lần tôi bị mắng là vụng về, hậu đậu vì những chuyện vô tình ấy. Nhưng có một lần mà tôi tôi đã chẳng may làm vỡ chiếc lọ hoa mà tôi còn được khen nữa.
Ngày còn bé , tôi thích dọn dẹp nhà cửa những lúc bố mẹ vắng nhà vì cô giáo nói rằng giúp đỡ bố mẹ là rất ngoan . Một lần, bố tôi đi làm còn mẹ tôi thì đi chợ, tôi hào hứng dọn dẹp nhà cửa từ căn gác xép đến tầng một, lau nhà sạch sẽ. Cứ tưởng đến khuôn mặt mẹ cười tươi sung sướng, được mẹ xoa đầu âu yếm:” Con gái mẹ ngoan lắm” là tôi lai phấn khởi vô cùng. Vừa lau nhà tôi vừa hát theo nhịp bài hát mà mình yêu thích. Căn nhà tuy rộng nhưng qua những câu hát vớ vẩn của tôi thì cũng đã xong. Sàn nhà sạch bóng thơm mát làm tôi thích thú vô cùng.
Bỗng nhiên con miu ở đâu về mà chân nó lấm láp đày đất cát bẩn vô cùng. Nó cứ chạy lăng xăng quanh nhà làm ngôi nhà mà tôi vừa lau sach sẽ giờ đây đầy ắp những vết chân . tôi tức giận quát nó ầm mĩ :
-Miu! Đi ra ngoài mau lên! 
Nó cứ thích đùa tôi nên chạy khắp nơi.
-mày có nghe lời chị không? Đi ra ngay!
Tôi chưa bao giờ quát mắng nó to như vậy nhưng chẳng hiểu có chuyện gì mà nó không chịu nghe lời cứ chạy từ phòng này sang phòng khác. Thế là tôi vớ luôn cai dép ném vào chỗ nó cho nó chừa cai thói không chịu nghe lời. nhưng chao ôi! Thật là một tai họa! thật là khủng khiếp!cái dép văng đúng vào chậu hoa của bố tôi. Tôi sững sờ nhìn cái bình bị văng xuống đất thành từng mảnh vụn, nước bắn ra và mấy bông hoa cẩm chướng nằm la liệt trên nền nhà. Tôi thẫn thờ khi nhớ ra đó chính là chiếc lọ hoa quý mà ông để lại cho bố tôi. Bố quý nó vô cùng . bố cất nó ở trong tủ cẩn thận thỉnh thoảng lại mang ra lau chùi cho sáng bóng. Mấy hôm nay mẹ tôi đem nó ra để cắm vái bông hoa cho phòng khách thêm đẹp vì nghĩ rằng chiếc lọ đẹp mà cứ cất trong tủ mãi thì cũng phí. Vậy mà mới mang ra chưa được đầy một tuần thì đã….tôi ngồi sệt xuống sàn nhà. Con miu có vẻ nhận ra tai họa của việc chơi đùa quá đáng của mình, vẻ mặt nó buồn rầu. nó chậm chạp đi về phía tôi hươ hươ cái chân vào tay tôi như thầm xin lỗi. tôi nhấc nó lên vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Biết làm gì bây giờ?tôi biết làm thế nào?thể nào bố về tôi cũng sẽ bị mắng. tôi lặng lẽ thu dọn đống đổ nát rồi lau lại nhà.
Bỗng có người bấm chuông bên ngoài, tôi chẳng hiểu ai đến nhà tôi vào giờ này. Tôi chạy ra mở của.
- A, bố! sao bố lại về nhà?
- hôm nay công ti sơn lại văn phòng và sửa lại mạch điện hỏng nên bố được nghỉ.
- Bố!-tôi ôm chầm lấy bố òa lên khóc- con thật hư bố ạ…hic …hic…cái lọ hoa của bố…
Tôi không thể nói hết câu và bố tôi cũng nhận ra ngay mọi việc. 
- nó bị vỡ rồi sao?
Tôi cúi đầu không nói gì. Bố lau giiotj nước mắt lăn trên má tôi:
- bố sẽ không mắng con đâu, con gái ngoan của bố ạ .
bố cười tươi. Chưa bao giờ tôi thấy bố tuyệt vời như lúc này. Rồi hai bố con tôi cùng nhau dọn dẹp nhà cửa.
các bạn biết không, người lớn không quá đáng như chúng ta thường nghĩ, như bố tôi vậy bố tuyệt vời vô cùng. Vậy nếu các bạn có làm gì sai đừng nói dối cũng đừng sợ, hãy tin vào bố, mẹ.

bài 3

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

bài 4

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

bài 5

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

học tốt !

5 tháng 8 2023

- Cách ứng xử của cô chủ nhỏ như vậy là rất xấu, đã làm những người bạn bị tổn thương. Cuối cùng, không ai ở lại làm bạn với cô bé, cô bé đã không trân trọng tình bạn
- Phải biết trân trọng những thứ xung quanh minh
- Vì tình bạn giúp ta có thêm niềm tin, động lực, sức mạnh để vượt qua mọi thứ cũng như để chia vui lúc ta vui, chia buồn lúc ta buồn

1 tháng 11 2016

Đề 1 , Kể về 1 việc tốt mà em đã làm

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

 

 

24 tháng 11 2016

Đề 1: Dàn ý

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

Bài làm

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.

Bạn tham khảo tạm nhé !

 

29 tháng 10 2021

qua câu chuyện cái tết của mèo con em rút ra cho bản thân bài học nào

19 tháng 1 2020

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

– Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? 

– Thưa Bác, vâng ạ!

– Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

– Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! 

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 – Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn…

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

– Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

nhung-cau-chuyen-ve-bac-va-rut-ra-bai-hoc-1

Vị cha gia của dân tộc – Hồ Chí Minh

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

– Hôm nay chú có áo mới rồi.

– Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

– Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác. 

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá. 

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

Bài học kinh nghiệm rút ra: 

– Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

– Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

$Châu's ngốc