K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Và tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương mà tôi nhớ mãi.

Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi. Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”. Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ... Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết. Home » Bài học cuộc sống » bài học thành công » câu chuyện cảm hứng » Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Để tôi kể bạn nghe câu chuyện về một con người tật nguyền, là một tấm gương vượt khó tuyệt vời, một con người làm nên những điều kì diệu! Đó là Nhà văn, Nhà giáo ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ – “Người viết nên số phận bằng đôi chân”. Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi. Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”. Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ...
Ảnh Internet
Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩu gạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở. Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãi không viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Có những lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắc mình phải tiếp tục. Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngày luyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viết được bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ và đẹp hơn. Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãi mà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúp Ký tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Những người hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? ... Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó. Không những kiên trì với những mục tiêu mình muốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạo trong những thứ mình làm. Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đến khâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắt chữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu: “HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn. Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kì lạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểm xong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhật Bác. Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầm kéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữ được, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chân phải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấy lại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hai lưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùng chân trái mở kéo sau mỗi lần cắt. Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéo trở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vào giường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt, cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viên mình phải cắt thật đẹp. Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đã hoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắc ghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giác Bác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”. Trong thơ Tố Hữu có câu: “Thua ván này ta bày ván khác
Có can chi miễn được cuộc cuối cùng” Đây cũng là phương châm làm việc và học tập của Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờ hoàn thành được việc muốn làm thì thôi. Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo của mình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực của mình đến với mọi người. Qua câu chuyện trên em học hỏi được rằng ta cần phải chăm chỉ học tập cố gắng vươn lên cho dù có khó khăn đến mấy và nhờ có tinh thần lạc quan cố gắng thì sẽ làm nên đc điều kì diệu


29 tháng 10 2021

qua câu chuyện cái tết của mèo con em rút ra cho bản thân bài học nào

19 tháng 1 2020

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

– Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? 

– Thưa Bác, vâng ạ!

– Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

– Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! 

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 – Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn…

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

– Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

nhung-cau-chuyen-ve-bac-va-rut-ra-bai-hoc-1

Vị cha gia của dân tộc – Hồ Chí Minh

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

– Hôm nay chú có áo mới rồi.

– Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

– Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác. 

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá. 

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

Bài học kinh nghiệm rút ra: 

– Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

– Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

$Châu's ngốc

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Có thể rút ra những bài học sau:

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả bằng cả tính mạng.

+ Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.

+ Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.

- Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rông, nâng cao hiểu biết của bản thân.

13 tháng 1 2017

Cậu bé và người khách trong câu truyện hiểu lầm nhau vì:

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

Qua câu chuyện, em rút ra bài học:

Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
Học tốt nha!Đúng thì tick cho mk đó!okvui

15 tháng 1 2017

cx đk đấy bn...:V

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Câu chuyện đã bồi đắp thêm cho em lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình.

- Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng hãy biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, yêu tiếng nói dân tộc cũng là yêu nước vì tiếng nói là tài sản quý báu của mỗi dân tộc, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Đó là bài học em rút ra được sau khi học xong truyện.

8 tháng 2 2018

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.

8 tháng 2 2018

phải biết chăm chỉ , quyết tâm làm việc dù trắng tay

21 tháng 11 2016

Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn.

Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh : ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô … Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau.

Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng … nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Thầy cô : ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua:

“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”.

 
21 tháng 11 2016

 

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em !