Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. ...
Đọc tiếp
Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi
CÂY DỪA
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.
* Gợi ý:
- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?
- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.
* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.
4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...
a) Đứng canh trời đất bao la ->Nhân hóa
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. ->So sánh và nhân hóa
=> để tả cây dừa làm cho cây dừa vừa cụ thể, vừa sinh động, lại mang hồn người.
b) Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người. ->Nhân Hóa
->Điệp ngữ ''Nhớ''
=>diễn tả một cách chân thật cảm động mối quan hệ thân thiết tốt đẹp giữa lãnh tụ với nhân dân, giữa Bác 'Hồ với đồng bào Việt Bắc.
c) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
=>Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.