Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Miêu tả ; biểu cảm.
2.
-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
3.
+)Biện pháp nghệ thuật :
*Nhân hóa:
-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.
-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.
*So sánh:
- Quả dừa - đàn lợn con
TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.
-Tàu dừa - chiếc lược
TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.
4 .
Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?
a. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Qua hình tượng thuyền - biển để nói về người con trai và người con gái trong tình yêu.
b. Đầu xanh - má hồng cũng được ẩn dụ để gửi gắm tư tưởng. "Đầu xanh" để chỉ tuổi trẻ. "Má hồng" để chỉ người con gái đẹp, đang độ xuân sắc. Mà cụ thể là chỉ Thúy Kiều (trong Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a) So sánh: Mồ hôi ___ mưa
b) - Nhân hóa: rừng núi : trông theo
- Ẩn dụ: +, Người : chỉ Bác Hồ
+, rừng núi : chỉ những người sống ở vùng núi
c) Ẩn dụ : nghe
Bài 1.
a. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe" để bộc lộ những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. "Nghe" vốn là hoạt động của thính giác nhưng lại được sử dụng để cảm nhận những tâm trạng khác, đó là "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn", "Nghe đi rời rạc trong hồn". Những nỗi niềm, những cảm xúc đều được tâm hồn lắng nghe và thấu hiểu.
b. Câu thơ trên cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "ngọt bùi". Bởi "lời mẹ hát" vốn được cảm nhận bằng thính giác, còn "ngọt bùi" vốn được cảm nhận bằng "vị giác" nhưng ở đây tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận âm giai của những lời mẹ hát. Lời ru của mẹ ngọt ngào, gửi gắm biết bao tâm tình, là bầu sữa thơm nuôi lớn đời con về tinh thần. Như vậy, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho cách diễn đạt được sâu sắc hơn.
Bài 2.
a. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh: Thôn Đoài - Thôn Đông, cau thôn Đoài - giầu không.
=> Đây là phép hoán dụ lấy vật bị chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Thực chất, "thôn Đoài" là để chỉ những người ở thôn Đoài, mà cụ thể hơn là người con trai. Còn "thôn Đông" là để chỉ những người ở thôn Đông, thực chất là để chỉ cô gái. Thông qua hình ảnh hoán dụ này, chàng trai muốn nói: lòng mình luôn hướng về cô gái, còn cô gái liệu có hướng đến chàng trai, có dành tình cảm cho chàng trai hay không. Cách diễn đạt kín đáo, tinh tế của ca dao này đã phần này tỏ bày được tình cảm của chàng trai muôn đời với cô gái muôn thuở. (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)
b. Phép hoán dụ qua hình ảnh "áo chàm" để chỉ những người Việt Bắc khi chia tay cán bộ Cách mạng về xuôi. Áo chàm vừa làm hữu hình bóng những người dân Việt Bắc nghĩa tình, vừa thể hiện được sự luyến tiếc, bịn rịn. Đây thực sự là cuộc chia tay lịch sử, gói gọn ân tình của 15 năm kháng chiến. Hình ảnh hoán dụ đã làm nỗi nhớ trở nên khái quát, rộng lớn hơn. Đó không phải là cuộc chia tay của một người mà là cuộc chia tay của cả một nhóm người, của đồng bào với cán bộ. (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật)
c. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "thắp lên lửa hồng". Hàng râm bụt theo nghĩa tả thực có thể thấy: khi hoa nở sẽ tạo nên màu đỏ rực. Tác giả liên tưởng như những đốm lửa đang thắp lên hai bên hàng rào. Cách diễn đạt này đã khiến bông hoa không chỉ hiện lên ở trạng thái tĩnh, được miêu tả qua màu sắc mà còn hiện lên ở trạng thái động, vừa sinh động, vừa cựa quậy. (Hoán dụ về phẩm chất)
d. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "đầu xanh" và "má hồng". "Đầu xanh" để chỉ người có mái tóc đen, ý chỉ người còn trẻ. "Má hồng" để chỉ phận nữ nhi, người con gái đẹp, có nhan sắc. Qua hình ảnh hoán dụ này, tác giả kín đáo nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp. Qua đó, tác giả nhằm khái quát lên chân lí: Hồng nhan thì bạc mệnh. Những người có vẻ đẹp, tài năng thì thường chịu cuộc đời sóng gió, không mấy êm ấm.
án dụ: làng quê
=> Chỉ hồn anh
b) Hoán dụ: Sen tàn, cúc nở
=> Vì mang nặng nỗi sầu nên tác giả thấy thời gian trôi qua nhanh, chớp cía hết xuân rồi hết hạ.
c) Hoán dụ: đầu xanh
Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý chỉ tuổi trẻ, từ má hồng để chỉ người con gái đẹp. cả hai từ này đều dùng để chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông dân cùng với thị thành đứng lên) để chỉ hai giai cấp trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay những trang phục quen dùng của một tầng lớp trong xã hội (áo nâu, áo xanh) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm lẫn. mòn sáo mà còn đem lại những niềm vui thích cho người đọc và gợi những tình ý sâu xa.
a) Đứng canh trời đất bao la ->Nhân hóa
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. ->So sánh và nhân hóa
=> để tả cây dừa làm cho cây dừa vừa cụ thể, vừa sinh động, lại mang hồn người.
b) Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người. ->Nhân Hóa
->Điệp ngữ ''Nhớ''
=>diễn tả một cách chân thật cảm động mối quan hệ thân thiết tốt đẹp giữa lãnh tụ với nhân dân, giữa Bác 'Hồ với đồng bào Việt Bắc.
c) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
=>Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.