K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 8 2021

Đồ thị hàm số $x=0$ là đồ thị được biểu diễn bởi tập hợp các điểm có hoành độ bằng 0 và tung độ bất kỳ.

Hay chính là trục tung.

18 tháng 8 2021

Chị ơi

 * Đồ thị hàm số, hàm số, đồ thị. Mấy cái này khác nhau như thế nào vậy ạ? Lấy ví dụ giúp mình nhá! *Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị + Tọa độ giao điểm của 2 đồ thị nghĩa là như nào ạ?+ Nếu làm theo cách  vẽ đồ thị thì đối với trường hợp nào. Và cách giải theo vẽ đồ thị hàm số như nào ạ? + Với nhiều hàm số trở lên thì làm như nào ạ? + Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị là...
Đọc tiếp

 

* Đồ thị hàm số, hàm số, đồ thị. Mấy cái này khác nhau như thế nào vậy ạ? Lấy ví dụ giúp mình nhá! 

*Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị 

+ Tọa độ giao điểm của 2 đồ thị nghĩa là như nào ạ?

+ Nếu làm theo cách  vẽ đồ thị thì đối với trường hợp nào. Và cách giải theo vẽ đồ thị hàm số như nào ạ? 

+ Với nhiều hàm số trở lên thì làm như nào ạ? 

+ Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị là nghiệm của phương trình. Tại sao là hoành độ giao điểm mà không phải tung độ giao điểm ạ? 

+ Ví dụ y= -2x+3 (d1). Mình gọi (d1) là đường thẳng. Đường thẳng này khác với hàm số như nào ạ. Ví dụ thay x = 2 vào (d1) thì không đung mà phải nói thay x = 2 vào y = -2x+3 thì mới đúng ạ? Mà mình đặt hàm số đó là đường thẳng (d1) vậy tại sao khác nhau như nào ạ? 

 

 

 

3
AH
Akai Haruma
Giáo viên
5 tháng 10 2021

Lời giải:

Nói đơn giản thế này. Khi đề cho: Cho đồ thị hàm số $y=x+2$

- Hàm số: chính là $y=x+2$, biểu diễn mối quan hệ giữa biến $x$ và biến $y$. Hàm số hiểu đơn giản giống như phép biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến.

- Đồ thị hàm số (hay đồ thị): Khi có hàm số rồi, người ta muốn biểu diễn nó trên mặt phẳng tọa độ ra được 1 hình thù nào đó thì đó là đồ thị hàm số. Ví dụ, đths $y=x+2$ có dạng như thế này:

 


 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
5 tháng 10 2021

- Tọa độ giao điểm của hai đồ thị: Khi ta vẽ được đồ thị trên mặt phẳng tọa độ, 2 đồ thị đó giao nhau ở vị trí nào thì đó chính là tọa độ giao điểm. Ví dụ, trên mp tọa độ ta có 2 đồ thị $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Điểm $A$, có tọa độ $(-1,5)$ chính là giao điểm. Như vậy, $(-1,5)$ là tọa độ giao điểm.

- Nhìn hình vẽ của đồ thị chỉ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn. Khi muốn tìm giao điểm của 2 đồ thị hàm số, người ta thường dùng hàm số để tìm cho nhanh, vì hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến một cách "số hóa" hơn.

- Với nhiều hàm số trở lên thì ta cứ xét từng cặp 1 thôi. 

24 tháng 9 2023

Tham khảo:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai \(y = f(x) = {x^2} - 4x + 3\) là một parabol (P1):

+ Có đỉnh S với hoành độ: \({x_S} = \frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 4)}}{{2.1}} = 2;{y_S} = {2^2} - 4.2 + 3 =  - 1.\)

+ Có trục đối xứng là đường thẳng \(x = 2\) (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy);

+ Bề lõm quay lên trên vì \(a = 1 > 0\)

+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 3).

Ta vẽ được đồ thị như hình dưới.

*So sánh với đồ thị hàm số ở Ví dụ 2a:

Giống nhau: Có chung trục đối xứng

Khác nhau:

Điểm đỉnh và giao điểm với trục tung của hai hàm số đối xứng với nhau qua trục Ox.

Bề lõm của (P) xuống dưới còn (P1) quay lên trên.

Nhận xét chung: Hai đồ thị này đối xứng với nhau qua trục Ox.

12 tháng 7 2021

Đề ví dụTimf x không âm biết căn (x-1)=...... Đề bải x không âm thì chỉ cần x>=0 thôi chứ ạ.  Chỉ rõ chio mình hiểu nhá

Vì khi lấy ĐKXĐ thì lấy cả biểu thức trong căn mới đúng

Thì ĐKXĐ là phải lấy tất cả các biểu thức trong căn phải không âm

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 7 2021

Bạn nhớ rằng $\sqrt{a}$ xác định khi mà $a\geq 0$, hay $a$ không âm.

Cho $a=x-1$ thì để $\sqrt{x-1}$ xác định thì $x-1\geq 0$ 

$\Leftrightarrow x\geq 1$

5 tháng 11 2019

Xét hàm số \(y = S(x) =  - 2{x^2} + 20x(0 < x < 10)\)a) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn tọa độ các điểm trong bảng giá trị của hàm số lập được ở Ví dụ 1. Nối các điểm đã vẽ lại ta được dạng đồ thị hàm số \(y =  - 2{x^2} + 20x\)trên khoảng (0; 10) như trong Hình 6.10. Dạng đồ thị \(y =  - 2{x^2} + 20x\) có giống với đồ thị của hàm số \(y =  - 2{x^2}\) hay không?b) Quan sát dạng đồ thị của hàm số...
Đọc tiếp

Xét hàm số \(y = S(x) =  - 2{x^2} + 20x(0 < x < 10)\)

a) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn tọa độ các điểm trong bảng giá trị của hàm số lập được ở Ví dụ 1. Nối các điểm đã vẽ lại ta được dạng đồ thị hàm số \(y =  - 2{x^2} + 20x\)trên khoảng (0; 10) như trong Hình 6.10. Dạng đồ thị \(y =  - 2{x^2} + 20x\) có giống với đồ thị của hàm số \(y =  - 2{x^2}\) hay không?

b) Quan sát dạng đồ thị của hàm số \(y =  - 2{x^2} + 20x\)  trong Hình 6.10, tìm tọa độ điểm cao nhất của đồ thị.

c) Thực hiện phép biến đổi \(y =  - 2{x^2} + 20x =  - 2({x^2} - 10x) =  - 2({x^2} - 2.5.x + 25) + 50 =  - 2{(x - 5)^2} + 50\) Hãy cho biết giá trị lớn nhất của diện tích mảnh đất được rào chắn. Từ đó suy ra lời giải của bài toán ở phần mở đầu.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 9 2023

a) Ta có đồ thị hàm số \(y =  - 2{x^2}\)

 

Nhìn vào 2 đồ thị, ta thấy dạng đồ thị của hàm số \(y =  - 2{x^2} + 20x\)giống với dạng đồ thị \(y =  - 2{x^2}\)

b) Tọa độ điểm cao nhất là \(\left( {5;50} \right)\)

c) Ta có: \(S(x) = y =  - 2{x^2} + 20x =  - 2({x^2} - 10x) =  - 2({x^2} - 2.5.x + 25) + 50 =  - 2{(x - 5)^2} + 50\)

\({(x - 5)^2} \ge 0 \Rightarrow  - 2{(x - 5)^2} + 50 \le 50 \Rightarrow S(x) \le 50\)

Do đó diện tích lớn nhất của mảnh đất rào chắn là 50 \(({m^2})\) khi x = 5.

18 tháng 6 2017

Đáp án A