ÔN TẬP
MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
Họ và tên:……………………………………………………..Lớp: 7…..
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
I. Phân môn Lịch sử
Câu 1. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là
A.Đôn ki-hô-tê B. Thần khúc C. Nàng Mô-na Li-sa D. Rô-mê-ô và Giu-li- et
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc thịnh vượng nhất dưới triều đại nào?
A. Thời Đường (618 - 907) B. Thời Tống (960 - 1279)
C. Thời Nguyên (1271 -1368) D. Thời Thanh (1644 - 1911)
Câu 3. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa các nước nào?
A. Hi Lạp, La Mã B. Ai Cập, Lưỡng Hà
C. Ấn Độ, Trung Quốc D. Nga, Mĩ
Câu 4. Thời kì phát triển thịnh vượng nhất của Vương quốc phong kiến Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, có tên gọi là
A. Thời kỳ Ăng co B. Thời kỳ hoàng kim
C, Thời kỳ thịnh đạt D. Thời kỳ Bay-on
Câu 5. Người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang, mở ra thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lào là
A. Khún Bolom B. Pha Ngừm C. Giay-a-vác-man II D. Giay-a-vác-man VII
Câu 6. Thạt Luổng là công trình kiến trúc thể hiện nét độc đáo riêng của nước
A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Lào D. Campuchia
Câu 7. Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
A. Hoa Lư B. Cổ Loa C. Bạch Hạc D. Phong Châu
Câu 8. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư
B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội
C. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước
D. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ
II. Phân môn Địa Lý
Câu 9. Qúa trình đô thị hóa ở châu Âu xuất hiện trong thời kì nào ?
A. Cổ đại. B. Trung đại. C.Cận đại. D. Hiện đại
Câu 10. Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu ?
A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới.
Câu 11. Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là
A. ít bán đảo và đảo. B. ít vịnh biển. C. ít bị chia cắt . D. có nhiều bán đảo .
Câu 13. Bán đảo lớn nhất của châu Phi là
A. Trung Ấn. B. Xô-ma-li. C. Xca-đi-na-vi. D. Ban-căng.
Câu 14. Châu Phi tiếp giáp với biển và Đại Dương nào?
A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Câu 15. Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và
A. Địa Trung Hải. B. kênh đào Pa-na-ma. C. kênh đào Xuy-ê. D. biển Đen
Câu 16. Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất
A. Pa-na-ma. B. Xuy-ê. C. Man-sơ. D. Xô-ma-li.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
I. Phân môn Lịch sử (3,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Nêu những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thể kỉ XVI) ?
Câu 2. (1,5 điểm)
Trình bày những công lao to lớn của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn với nước ta từ năm 909 đến năm 1009.
II. Phân môn Địa lí (3,0 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm)
Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình châu Á đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Câu 4. (1,5 điểm)
Khí hậu gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên và đời sống người dân khu vực Đông Nam Á?
BÀI LÀM
A. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | | | | | | | | | | | | | | | | |
B. TỰ LUẬN
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………...
3.Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như thế, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
4.
Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa
vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.