Tả lại anh hùng Châu Hòa Mãn từ (12-15) dòng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.
- So sánh: Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ
- Phó từ : đã
- Chỉ từ : kia
- Lượng từ : những
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
tham khảo
Nước Việt Nam ta là một đất nước của rất nhiều những anh hùng, trong đó, những nữ anh hùng cũng rất nhiều và xuất sắc. Trong đó, người mà em ấn tượng nhất là bà Nguyễn Thị Chiên.
Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiếm, những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp bà vừa là người phụ nữ duy nhất được giữ chức vụ bí thư, vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã. Trong một lần hoạt động, bà không may bị giặc bắt được. Chúng đã tra tấn bà dã man, đến chết đi sống lại nhiều lần, nhưng bà vẫn nhất quyết không chịu khai. Thế là cuối cùng giặc buộc phải thả bà ra.
Sau khi được thả, bà trở về quê. Tại đây, bà lại được chi bộ bố trí nhiệm vụ trong đội du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác chống giặc quấy rối và tấn công địch, bà còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để có lượng thực và bàn lấy tiền mua sắm vũ khí. Năm 1951, bằng tay không, bà đã dùng mưu bắt một tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được bảy khẩu súng. Sau đó bà lại dùng mưu bắt tên sĩ quan Pháp chỉ huy trong một trận càn quét của chúng ở xã.
Bà Nguyễn Thị Chiên là một vị nữ anh hùng kính trọng. Khiến cho em và rất nhiều người ngưỡng mộ. Em sẽ noi gương bà, học tập, rèn luyện hết sức mình để cống hiến cho tổ quốc.
Thời gian bác Lan đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
9 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 1 giờ 45 phút
Đổi: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
40 x 1,75 =70 (km)
Thời gian để bác Liên đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
70 : 56 = 1,25 (giờ)
Đổi: 1,25 giờ = 1 giờ 15 phút
Bác Liên phải khởi hàng lúc là:
9 giờ 15 phút - 10 phút - 1 giờ 15 phút = 7 giờ 50 phút
Đáp số: 7 giờ 50 phút
Thời gian bác Lan đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
9 giờ 15 phút ‐ 7 giờ 30 phút = 1 giờ 45 phút
Đổi: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
40 x 1,75 =70 ﴾km﴿
Thời gian để bác Liên đi từ tỉnh A đến tỉnh B là:
70 : 56 = 1,25 ﴾giờ﴿
Đổi: 1,25 giờ = 1 giờ 15 phút
Bác Liên phải khởi hàng lúc là:
9 giờ 15 phút ‐ 10 phút ‐ 1 giờ 15 phút = 7 giờ 50 phút
Đáp số: 7 giờ 50 phút
tác phẩm nào vậy bn