K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

lên mạng tìm ik gấp vô đây cn lâu hơn

a)Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng:Tôi nhớ đến mẹ ''lúc người còn sống, tôi lên mười''. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ tôi cho tôi đi dạo chơi với anh trai lớn của bác...
Đọc tiếp

a)Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng:

Tôi nhớ đến mẹ ''lúc người còn sống, tôi lên mười''. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ tôi cho tôi đi dạo chơi với anh trai lớn của bác gác cổng.

b) Đọc các câu văn sau và chỉ sự chưa thống nhất của chúng. Hãy sửa lại để doạn văn đảm bảo tính thống nhất:

Một ngày kia, sẽ còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Từ những ví dụ trên, hãy cho biết: Một văn bản được liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sự dụng phương tiện nào để đẩm bảo điều kiện đó.

CÁC BẠN GIÚP MK VỚI NHÉ. DÙ LÀ MỘT BÀO CŨNG ĐƯỢC. LÀM ƠN LÀM RÕ RA CHO MK NHA.

CẢM ƠN CÁC BẠN.

0
1 tháng 8 2018

Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên của mình. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cmar giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.

Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác, vì vậy mà không gian trường học đối với tôi lúc đó mà nói nó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học, mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ, hơn nữa tôi còn có những người bạn mới, khi đi học tôi sẽ thích thú và có nhiều niềm vui.

Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần quen với tên gọi “trường học”, hơn nữa, khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe, tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.

Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui, và dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách. Trong cuốn sách ngoài những thứ tôi chưa thể hiểu thì còn có rất nhiều những hình vẽ đầy đủ màu sắc, những bức tranh đều rất đẹp.

Ngoài sách vở mới thì mẹ còn mua cho tôi một chiếc cặp sách màu hồng, trên đó có in hình của búp bê baby tóc vàng, đây chính là chiếc cặp đeo, chúng dùng để đựng sách vở để cho tôi đến lớp. Và một món quà đặc biệt của mẹ dành cho tôi nhân dịp tôi vào lớp Một, đó chính là một bộ váy rất đẹp, chiếc váy có hai phần, phần áo tay bồng và phần chân váy xếp li vô cùng điệu đà, tôi vui lắm vì ngày khai trường sắp tới này tôi không chỉ có cặp xách mới, sách vở mới mà còn được trưng diện một bộ quần áo đẹp. Tôi càng mong chờ hơn đến ngày khai trường, mong nó nhanh nhanh đến.

Cuối cùng, ngày khai trường cũng đến, đó là ngày mùng hai tháng chín, mẹ tôi đã dậy thật sớm để giúp tôi chuẩn bị đồ ăn sáng và quần áo, đồ dùng. Hôm ấy vì háo hức nên tôi cũng dậy từ rất sớm mà không cần mẹ phải gọi như những ngày bình thường, mọi hoạt động của tôi cũng nhanh nhẹn khác lạ, từ đánh răng rửa mặt đến ăn sáng mà không lề mề, ủ rũ như những buổi sáng khác. Trong lúc ăn sáng cả ông bà và bố mẹ ai cũng đều nói em sắp là học sinh lớp một rồi, đến lớp phải ngoan nhé, làm tôi vui vô cùng vì nghĩ mình đã lớn hơn rồi, từ nay mình sẽ hàng ngày đến trường như anh trai của mình.

Hôm nay, vì mẹ bận việc nên bố đã giữ nhiệm vụ đưa tôi đến trường. Ngồi trên chiếc xe đạp của bố tôi rất hồi hộp vì sắp tới đây tôi đã được đến trường học, và ở đó tôi sẽ khám phá được tất cả những niềm vui, những điều kì diệu mà anh trai của tôi thường nói. Trên đường đi tôi cứ ríu rít hỏi bố: “Bố ơi sắp đến trường rồi phải không ạ?” rồi “Ở trường có nhiều bạn không bố”, những câu hỏi liên tiếp, dồn dập khiến bố tôi không trả lời kịp. Bố chỉ phì cười mà nói “Sắp đến rồi, ở đấy có rất nhiều bạn nha” làm tôi đã hồi hộp càng thêm hồi hộp.

Khi đến trường học tôi có chút lo lắng, sợ hãi vì ở đây rất đông người, có những bạn chỉ tầm tuổi tôi, cũng có những anh chị lớn tuổi hơn mình, không khí vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Nhìn nhiều bạn cũng nắm tay bố mẹ đến trường nhưng đến nơi thì òa khóc nức nở làm tôi cũng rất muốn khóc theo. Nhưng có bố bên cạnh tôi không sợ hãi nữa, gương mẫu đứng vào hàng đầu tiên nên tôi được cô giáo tuyên dương và bố em thì rất tự hào. Đó là những kỉ niệm giản đơn nhưng có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được về ngày khai trường đầu tiên của mình.

30 tháng 10 2016

pài nài mk ms lm nè nhưng mừ là cảm nghĩ zề ca dao về tình cảm gđ cơ

30 tháng 10 2016
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
 
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

 
 
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
 
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
 
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
 
Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.
 
Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
 
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già.
 
Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
27 tháng 9 2016

 

Bạn có thể tham khảo bài này của Nguyễn Phương Linh.Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ôn tập ngữ văn lớp 7

27 tháng 9 2016

Thank you pạn nhiều nha Minh Thuhihi

5 tháng 8 2021

nhận lớp 5 ko ạ

25 tháng 8 2021

cho em vào được ko anh, em năm nay lên lớp 4 rồi ko biết có được ko ạ

30 tháng 10 2018

Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Câu 1 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về

→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ

- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình

Câu 2 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:

     + Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi

     + Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi

→ Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa

- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn

- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người không thay đổi.

→ Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.

Câu 3 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phương thức biểu đạtTự sựMiêu tảBiểu cảmBiểu cảm qua miêu tảBiểu cảm qua tự sự
Câu 1X XX 
Câu 2 X  X

Câu 4 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối

     + Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.

     + Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên chính quê hương của mình)

→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật trữ tình ngậm ngùi, chua xót

Luyện tập

Hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San

- Giống nhau: Hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát, gần sát với bản dịch nghĩa

- Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không xuất hiện “tiếu vấn” – Hình ảnh trẻ con cười (hỏi)

     + Bản dịch của Trần Trọng San phần cuối không được mềm, có phần hơi bị thiếu ý và hụt hẫng so với bản gốc.

7 tháng 12 2017

       Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

       Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

       Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

       Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

       Mẹ là tia nắng ban mai

Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

       Lòng con vui sướng nào bằng

Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi

      Mẹ ơi con chẳng ước gì

Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua

      Vui nào bằng có Mẹ Cha

Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương

       Cho con dòng sữa ngọt đường

Mẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳ

       Xua đêm tăm tối qua đi

Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.