Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.
Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.
Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”
Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu
Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.
Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.
Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.
Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên
Em tham khảo nha, trên google đó!
----
Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc đến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:
- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?
Tôi ngắm kĩ thì thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:
- Ông có phải là ông Gióng không ạ?
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:
- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?
- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:
- Được cháu cứ hỏi đi.
- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?
- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?
- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.
- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.
- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!
- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?
- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.
Trong phút chốc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:
- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!
Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.
MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.
** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.
** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.
Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.
Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.
Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một minh trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.
Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt rạng rõ phúc hậu và thân hình vạm vỡ, cường tráng.
Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu".
Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũngcảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nó ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay chàng vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.
Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thuỷ Tề. Thuỷ Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chia tay, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa.
Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiều đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha bổng mẹ con hắn, để chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi hoá kiếp thành bọ hung.
Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kỉnh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới linh đình như thế.
Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo quân sang đánh. Thạch Sanh một mình cầm đàn ra đứng trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải hạvũ khí xin hàng.
Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hoà bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của người dân nước Việt.
Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.
Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.
Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”
Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.
Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.
Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.
Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.
Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.
Ông lão : Sao nhà cửa lại thế này ? Lâu đài , cung điện nguy nga đâu rồi ? Cả binh lính đứng gác nữa ?
Mụ vợ : Mất tất cả rồi ! Mất tất cả rồi !
Ông lão : Có gì bà kể tôi nghe đi , rồi tôi sẽ có cách giải quyết .
Mụ vợ : Tôi đang ở trong lâu đài cung điện đẹp đẽ thì bỗng nhiên " Bụp " một cái , tất cả chỉ trong nháy mắt biến mất !
Ông lão : Đấy , bà thấy chưa , " tham thì thâm " là rất đúng đấy ! Nếu bà chỉ ước một vài điều ước nhỏ nhoi thôi thì không đến nỗi ...
Mụ vợ : Tôi biết lỗi rồi , tha cho tôi nhé ! Tôi đã sai rồi ! Từ nay chúng ta sống hạnh phúc bên nhau và đừng có mối hiềm khích nữa nhé !
Thế là từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau tới cuối đời .
(ông) Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa.
Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân.
(vợ nói) Ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngạo ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận giờ tôi sẽ cùng ông đi làm viêc.
Ông lão: "Bà đã thấy tác hại của việc quá tham làm chưa?"
Bà lão: "Rồi, tôi đã thấy"
Ông: "Lúc đầu nhìn con cá vàng ấy, tôi chỉ muốn ước sao cho bà và tôi mãi hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân, bây giờ chúng ta phải ngồi lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống này. Tôi và bà đã sống với nhau nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam như thế chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi là chồng bà. Khi con cá thực hiện những điều ước đó, tôi đã nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc đã ra nông nỗi này rồi."
Bà: "Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã tạo điều kiện để tôi có một bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi cũng thích cuộc sống này hơn. Nào! Ông chồng của tôi, hãy cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
Câu 1 :
- Đoạn 1: từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
+ND: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến khói sóng ban mai
+ND: Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại.
+ND:cảnh chợ Năm Căn đông vui, nhộn nhịp trù phú và nhiều màu sắc .
Câu 3 :
*Nét đẹp của Kiều Phương về mặt :
-Ngoại hình:
+ Mặt luôn bị chính mình bôi bẩn , lấm lem.
=>Bộc lộ nét hồn nhiên , hiếu động, của Kiều Phương.
-Tâm hồn : +Tốt bụng, hồn nhiên , trong sáng , hết lòng yêu thương anh trai của mình.
+ Giàu lòng vị tha , nhân ái, đam mê hội họa , có tấm lòng độ lượng và trái tim nhân hậu đáng quý.
=> Tâm hồn trong sáng , giàu lòng vị tha , đáng quý , đáng trân trọng.
*Liên hệ bản thân :
+Phải biết tha thứ , yêu thương , đồng cảm với các bạn và anh chị trong gia đình.
+Không được ghen tị , đành hanh.
+...