K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là một người bà nội mà bà còn là tri ân tri kỉ của tôi. Mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.

Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. Bà tôi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước giấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi đó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thật không may, về già nội tôi lại bị tai biến mạch máu não.

Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. Khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt, những vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại, đôi lông mày rụng hết phần dưới đi, mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp, vẫn trẻ như vẫn còn sáu mươi.

Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gầy gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.

Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.

4 tháng 7 2018

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

11 tháng 2 2022

em tk:

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ."Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

23 tháng 8 2019

Học sinh chọn một hình ảnh so sánh mà mình thích nhất rồi nói rõ lí do vì sao em thích hình ảnh đó.

   Ví dụ : Vì hình ảnh đó đẹp, vui nhộn, ngộ nghĩnh,buồn cười,…

18 tháng 3 2020

Số gạo bán được  buổi chiều là:

126 : 3 = 42 (kg)

Cả ngày cửa hàng bà ba bán được số gạo là:

126 + 42 = 168 (kg)

                  Đ/S: 168kg gạo

~ HOK TỐT ~

18 tháng 3 2020

Buổi chiều bà bán đc số gạo là:

     126:3=42(kg gạo)

Cả ngày bà bán đc số gạo là:

     126+42=168(kg gạo)

                     Đ/S:168 kg gạo

Tuổi của bà là :

       50 : ( 3 - 1 ) x 3 = 75 ( tuổi )

                   Đáp số : 75 tuổi

21 tháng 5 2021
Hiệu số phần bằng nhau là : 3 - 1 = 2 ( phần) Tuổi bà là : 50 : 2 x 3 = 75 ( tuổi) Đáp số : 75 tuổi
25 tháng 7 2018

tuổi cháu hiện tại là :

(70 - 50) : 2 = 10 (tuổi)

tuổi cháu 5 năm sau là :

10 + 5 = 15 (tuổi)

đ\s_

đáp số:15 tuổi nha

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :                                               Bà tôiNgôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát. Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

0
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :                                               Bà tôiNgôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát. Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

1
13 tháng 8 2021

a) Tác giả

b) tả bà của Hoa , công lao của bà

Chúc bn hc tốt ^T^

1 tháng 5 2015

1/6 tuổi của bà là:6+6=12(tuổi)

Tuổi của bà là:12:\(\frac{1}{6}=72\)(tuổi)

                                              Đáp số:72 tuổi

1 tháng 5 2015

1/6 tuổi của bà là:

               6 + 6 = 12 (tuổi)

Tuổi của bà là:

               12 : 1/6 = 72 (tuổi)

                         Đáp số: 72 tuổi