K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

1
13 tháng 8 2021

a) Tác giả

b) tả bà của Hoa , công lao của bà

Chúc bn hc tốt ^T^

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :                                               Bà tôiNgôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát. Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

                                               Bà tôi

Ngôi nhà của bà nằm cạnh vườn cây. Sáng nào bà cũng dậy sớm, ra vườn nhổ cỏ, tưới rau. Bà hái rau thiên lí, rau mồng tơi nấu với cua cho Hoa những bát canh ngọt, mát.

 

Đêm sáng trăng, bà kê chõng tre ra sân, vừa phe phẩy quạt, bà vừa kể chuyện cổ tích cho Hoa. Mùa thị, bà đi chợ mua cho Hoa quả thị thơm. Đêm ngủ, Hoa đặt thị ở bên gối. Hoa mơ thấy cô Tấm đẹp đúng như là cô Tấm bà kể.

 

Năm Hoa học lớp 4, bà mất, Hoa về thành phố về thành phố với bố mẹ. Nhà có đài, ti - vi nhưng Hoa vẫn thấy thiếu những buổi kể chuyện cổ tích của bà. Nửa đêm tỉnh giấc, Hoa thầm gọi : '' Bà ơi ! Sao bà không về với cháu ? '' Nước mắt lăn xuống gối... Hoa bỗng thấy cô Tấm giơ tay vẫy Hoa và dẫn Hoa đến trước một ngôi nhà nhỏ cạnh vườn cây. Bà đang đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. Hoa vội gọi to : '' Bà ơi !...''. Hoa choàng tỉnh. Hoa bỗng thấy vui và hiểu ra : Bà không đi mất, bà chỉ trở thành người ngày xưa như cô Tấm trong truyện cổ thôi.

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện là ai ?

b) ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

0
26 tháng 3 2023

Liên nên đi ra vườn, hái bông hoa đẹp nhất, tươi tắn nhất dành tặng bà.

9 tháng 4 2023

Liên hãy đi ra vườn, hái bông hoa đẹp nhất, tươi tắn nhất dành tặng bà đi!

14 tháng 10 2023

Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.Từ một cây khế bé nhỏ khẳng khiu, vậy mà cây lớn vùn vụt, trổ đầy hoa tím đến nỗi ong vàng ham mật rủ nhau về xây tổ trên cành. Rồi khế ra quả từng chùm, từng chùm lủng lẳng. Quả nào cũng to, mỡ màng, mọng nước, kéo trĩu cả cành xuống. Bà tha hồ làm nộm, rang tép và kho cá với khế. Giáp Tết vừa rồi, ông phân phát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mảnh vườn nhỏ sau nhà ông bà có trồng một cây khế.

Từ một cây khế bé nhỏ khẳng khiu, vậy mà cây lớn vùn vụt, trổ đầy hoa tím đến nỗi ong vàng ham mật rủ nhau về xây tổ trên cành. Rồi khế ra quả từng chùm, từng chùm lủng lẳng. Quả nào cũng to, mỡ màng, mọng nước, kéo trĩu cả cành xuống. Bà tha hồ làm nộm, rang tép và kho cá với khế. Giáp Tết vừa rồi, ông phân phát từng chùm khế thật đẹp, tặng khách đến nhà chơi. Ông bảo đó là lộc của vườn nhà.

Cùng với cây cam, cây bưởi, cây hồng, cây khế mang lại vẻ đẹp bình dị cho mảnh vườn nhỏ nhà ông bà.

                                                                                                            (Theo Vũ Tú Nam)

a. Mở bài giới thiệu thế nào về cây khế?

b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét như thế nào?

1
30 tháng 9 2023

a. Mở bài giới thiệu địa điểm của cây khế.

b. Ở đoạn kết, cây khế được nhận xét mang vẻ bình dị cho vườn nhỏ sau nhà.

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.Lần đó, bà sốt cao, khát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.

Lần đó, bà sốt cao, khát nước quá, liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi mãi mà không thấy Tích Chu đáp lại nên biến thành chim.

Còn Tích Chu mải chơi, đến khi thấy đói mới về. Về đến nhà, cậu bé hốt hoảng khi biết bà đã biến thành chim. Cậu bé theo hướng chim bay để tìm bà.

Đi được một đoạn. Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Cậu bé tha thiết gọi nhưng chim vẫn vỗ cánh bay đi.

Buồn quá, Tích Chu oà khóc. Một bà tiên hiện ra, bảo

– Nếu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối tiên cho bà uống.

Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu bé hỏi đường đến suối tiên, rồi vội vàng đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm băng rừng, lội suối, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối tiên mang về.

Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu vui sướng ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

                                                                                                   Nam Khánh

a. Tìm trong bài văn:

– Phần giới thiệu câu chuyện.

– Phần kể lại nội dung của câu chuyện.

• Mở đầu câu chuyện.

• Diễn biến câu chuyện.

• Kết thúc câu chuyện.

– Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.

c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?

1
13 tháng 10 2023

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

NỒNG NÀN HOA BƯỞI Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc. Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho...
Đọc tiếp

NỒNG NÀN HOA BƯỞI Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc. Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho việc leo trèo, đùa nghịch. Bọn chúng tôi, đứa nào cũng yêu cây, cứ rảnh rỗi lúc nào là lại bắt sâu, diệt mối và tưới nước cho cây thêm xanh tốt. Tháng ba về, cây bưởi già trong vườn dường như trẻ lại. Mưa xuân lất phất bay làm cho những chồi non nõn mượt giật mình bật dậy hứng trọn làn mưa trong lành, ngọt mát. Cây bưởi lúc ấy lại căng đầy, tràn đầy nhựa sống, khác hẳn với dáng vẻ già nua, cũ kĩ khi mùa đông ngự trị. Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. Hôm qua, nụ non, lộc biếc vẫn còn e ấp lắm, vậy mà chỉ qua một đêm mưa xuân giăng bụi, hôm nay cây bưởi điệu đà diện bộ áo xanh mơn mởn. Hương hoa bưởi tháng ba thật tuyệt, cứ phảng phất, thoang thoảng, dịu dàng nhưng cũng thật nồng nàn quyến rũ trong làn gió mơn man, ấm áp… Vào mùa hoa, hương bưởi luôn được bà tôi giữ lại trong mái tóc của chị em tôi bằng nồi nước gội đầu chứa đầy những cánh hoa bưởi trắng. Còn món bánh trôi bánh chay ướp đầy hương bưởi bà làm vẫn là một trong những món ăn ngon lành bậc nhất của những năm tháng tuổi thơ mà tôi còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Năm bà tôi đi về nơi xa theo tiếng gọi của ông tôi, cây bưởi bỗng nhiên gầy guộc, lá úa vàng trút xuống đến xót lòng. Mùa xuân, mưa bụi đến gọi trên cành mà nụ hoa mãi không thức giấc. Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi….                                          Câu 6. Trong bài, tác giả đã miêu tả cây bưởi bằng những biện pháp nghệ thuật nào?   A. So sánh          B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa Câu 7. Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 8. Xác định chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:.                                            a) Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng.        b) Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành.                  c) Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi.                             Câu 9. Hãy viết câu có dùng biện pháp so sánh để miêu tả : a) Hoa hồng: ..........................................................................................................................................................................................................................................................

b) Lá của cây phượng ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

0
NỒNG NÀN HOA BƯỞIKhi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc.Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho...
Đọc tiếp

NỒNG NÀN HOA BƯỞI

Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc.

Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho việc leo trèo, đùa nghịch. Bọn chúng tôi, đứa nào cũng yêu cây, cứ rảnh rỗi lúc nào là lại bắt sâu, diệt mối và tưới nước cho cây thêm xanh tốt.

Tháng ba về, cây bưởi già trong vườn dường như trẻ lại. Mưa xuân lất phất bay làm cho những chồi non nõn mượt giật mình bật dậy hứng trọn làn mưa trong lành, ngọt mát. Cây bưởi lúc ấy lại căng đầy, tràn đầy nhựa sống, khác hẳn với dáng vẻ già nua, cũ kĩ khi mùa đông ngự trị. Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. Hôm qua, nụ non, lộc biếc vẫn còn e ấp lắm, vậy mà chỉ qua một đêm mưa xuân giăng bụi, hôm nay cây bưởi điệu đà diện bộ áo xanh mơn mởn. Hương hoa bưởi tháng ba thật tuyệt, cứ phảng phất, thoang thoảng, dịu dàng nhưng cũng thật nồng nàn quyến rũ trong làn gió mơn man, ấm áp… Vào mùa hoa, hương bưởi luôn được bà tôi giữ lại trong mái tóc của chị em tôi bằng nồi nước gội đầu chứa đầy những cánh hoa bưởi trắng. Còn món bánh trôi bánh chay ướp đầy hương bưởi bà làm vẫn là một trong những món ăn ngon lành bậc nhất của những năm tháng tuổi thơ mà tôi còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ.

Năm bà tôi đi về nơi xa theo tiếng gọi của ông tôi, cây bưởi bỗng nhiên gầy guộc, lá úa vàng trút xuống đến xót lòng. Mùa xuân, mưa bụi đến gọi trên cành mà nụ hoa mãi không thức giấc. Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi…

                                       

Câu 6. Trong bài, tác giả đã miêu tả cây bưởi bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

A.    So sánh

B.     Nhân hóa

C.     Cả so sánh và nhân hóa

Câu 7. Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì?

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................                                                                   Theo Thái 

 

1
19 tháng 3 2022

xin giúp với

29 tháng 9 2023

a. Mùa xuân => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian

b. Dưới chân đê => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn

c. Tháng Ba => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian

d. Trước nhà => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn

17 tháng 4 2022

A)Vui mừng

B)Kinh tởm

C)Thán phục

17 tháng 4 2022

CEM ƠN