Tả chùa Tây Phương quê hương Thạch Thất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi nói đến Hà Nội, mọi người sẽ nghĩ ngay tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây, nào là : Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc…Nhưng chúng ta cũng không thể không nhắc tới những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở nơi đây và ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Hàng năm nơi đây thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, lễ phật.
anh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương nay thuộc địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất . Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi Câu Lậu – Vị trí có rất nhiều cảnh đẹp thanh tao, tự nhiên và vô cùng hữu tình. Theo những tài liệu sách sử ghi lại về Chùa Tây Phương có nói rằng, núi Chùa Tây Phương trước đây có tên gọi cũ là núi Ngưu Lĩnh hay còn gọi là núi con trâu. Chùa Tây Phương hiện nay mang kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng Sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy”. Có nhiều tài liệu sử sách lưu truyền rằng Chùa Tây Phương được xây dựng từ rất lâu đời nhưng người ta không rõ chính xác vào thời điểm nào và do người nào xây dựng nó. Trải qua bao cuộc chiến tranh cùng với sự bào mòn của thời gian, danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã phải chịu sự tàn phá, những hậu quả thảm khốc của chiến tranh nhưng ngôi chùa đã được trung tu, sửa chữa lại vào thế kỉ mười sáu, mười bảy, mười tám và những dấu mốc khác nữa được sử sách ghi lại đến ngày hôm nay. Năm 1554, chùa được xây dựng lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa xây dựng thêm thượng điện ba gian và hậu cung cùng hành lang hai mươi gian. Còn vài năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa Tây Phương mới. Cuối cùng vào năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được tu sửa hoàn toàn với tên mới “Tây Phương cổ tự” đồng thời được đúc một quả chuông nặng tới 200kg.
Từ chân núi lên tới cổng chùa chinish phải qua 239 bậc đá ong. Chùa gồm ba nếp nhà song song được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, ba ngôi chùa này đã tạo nên một quần thể uy nghi, vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và có những hoa văn trạm trổ vô cùng tinh tế. Toàn bộ bức tường của chùa Tây Phương được xây dựng bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ đá trong khuân viên chùa. Ngoài ra, chùa Tây Phương còn nổi tiếng với nhiều pho tượng phật được coi là kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam, đặc biệt là của tôn giáo. Theo một vài sử sách, trong đó nói rằng nguồn gốc của những pho tượng phật ở Chùa Tây Phương chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, cực khổ mà nhân dân phải chịu đựng ở thế kỉ 18. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng. Trong đó 18 pho tượng thuộc nhóm La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật Giáo nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, mỗi pho tượng hiện ra mỗi một vẻ, một phong cách khác nhau với những hình dáng vô cùng sinh động. Danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương còn là địa điểm thăm quan, lễ phật hàng năm của rất nhiều phật tử và du khách trong và ngoài nước. Lễ hội chùa Tây Phương bắt đầu từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào những ngày hội, chùa Tây Phương trở nên vô cùng đông đúc, ồn ào với những trò chơi, những lần thắp hương cầu Phật để mong có được sức khỏe, bình an cho gia đình, con cháu…
Chính vì sự độc đáo về kiến trúc, tính uy nghi của danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương, của những pho tượng cùng những lễ hội truyền thống rộn ràng bản sắc dân tộc làm cho chùa Tây Phương trở thành một địa điểm tham quan không thể thiếu của khách di lịch và là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của Hà Nội. Chính vì vậy, năm 1962, chùa Tây Phương được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia.
Quê hương em ở huyện Thạch Thất.Nơi đây có biết bao danh lam thắng cảnh mà ai ai cũng biết tới.Nhưng nổi tiếng nơi đây nhất vẫn là chùa Tây Phương.
Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.
...Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen...
...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.
Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.
Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.
Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.
đây nha bn nó hơi dài
giúp mik với mik đag cần gắp mong đc mn và thầy cô giúp đỡ mik cảm ơn nhìu!!!
Tham Khảo
Câu 1
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía bên bờ dòng sông Hồng. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay, có những vườn cây trĩu quả ngọt, có những luống rau xanh mướt mắt… Chiều chiều, bên bờ đê, lại bay lên những cánh diều đủ hình thù màu sắc của lũ trẻ. Lại thấp thoáng những hơi khói mỏng manh bay lên từ căn bếp nhỏ. Lại văng vẳng tiếng cười, tiếng nói của những gia đình nhỏ mà ấm áp. Ôi! Sao mà bình yên đến thế!
Câu đặc biệt: Ôi! Sao mà bình yên đến thế!Câu 2
Viết văn bản Chống nạn thất học, Bác Hồ nhằm mục đích chỉ ra tình trạng không được đi học và sự cần thiết phải đi học của nhân dân ta.
– Đế thực hiện các mục đích trên tác giả đã đưa ra các ý kiến nhăm kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.
– Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm:
+ “Việc nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này”.
+ “Mọi người dân Việt Nam phải có hiểu biết, có kiến thức, trướ: hết phải đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
b. Bài viết Chống nạn thất học đã thuyết phục được đông đảo nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ bởi vì văn bản đã nêu ra được một hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc bén như sau:
– Tinh trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám
– Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước.
– Những việc cụ thế cần làm đế chống nạn thất học.
Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.
a) 9x2 - 36
=(3x)2-62
=(3x-6)(3x+6)
=4(x-3)(x+3)
b) 2x3y-4x2y2+2xy3
=2xy(x2-2xy+y2)
=2xy(x-y)2
c) ab - b2-a+b
=ab-a-b2+b
=(ab-a)-(b2-b)
=a(b-1)-b(b-1)
=(b-1)(a-b)
P/s đùng để ý đến câu trả lời của mình
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
cạc bạn có thể viết văn dài bằng 2 trang giấy kẻ ngang được không , thank you các bạn
Quê hương em ở huyện Thạch Thất.Nơi đây có biết bao danh lam thắng cảnh mà ai ai cũng biết tới.Nhưng nổi tiếng nơi đây nhất vẫn là chùa Tây Phương.
Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.
...Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen...
...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
Cảm ơn bạn nhiều nhé