K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2018

Quê hương em ở huyện Thạch Thất.Nơi đây có biết bao danh lam thắng cảnh mà ai ai cũng biết tới.Nhưng nổi tiếng nơi đây nhất vẫn là chùa Tây Phương. 

Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.

...Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trận gió đen...

...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...

Cảm ơn bạn nhiều nhé 

20 tháng 5 2018

 Khi nói đến Hà Nội, mọi người sẽ nghĩ ngay tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây, nào là : Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc…Nhưng chúng ta cũng không thể không nhắc tới những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở nơi đây và ngôi chùa được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Hàng năm nơi đây thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, lễ phật.

anh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương nay thuộc địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất . Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi Câu Lậu – Vị trí có rất nhiều cảnh đẹp thanh tao, tự nhiên và vô cùng hữu tình. Theo những tài liệu sách sử ghi lại về Chùa Tây Phương có nói rằng, núi Chùa Tây Phương trước đây có tên gọi cũ là núi Ngưu Lĩnh hay còn gọi là núi con trâu. Chùa Tây Phương hiện nay mang kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng Sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy”. Có nhiều tài liệu sử sách lưu truyền rằng Chùa Tây Phương được xây dựng từ rất lâu đời nhưng người ta không rõ chính xác vào thời điểm nào và do người nào xây dựng nó. Trải qua bao cuộc chiến tranh cùng với sự bào mòn của thời gian, danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã phải chịu sự tàn phá, những hậu quả thảm khốc của chiến tranh nhưng ngôi chùa đã được trung tu, sửa chữa lại vào thế kỉ mười sáu, mười bảy, mười tám và những dấu mốc khác nữa được sử sách ghi lại đến ngày hôm nay. Năm 1554, chùa được xây dựng lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa xây dựng thêm thượng điện ba gian và hậu cung cùng hành lang hai mươi gian. Còn vài năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa Tây Phương mới. Cuối cùng vào năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được tu sửa hoàn toàn với tên mới “Tây Phương cổ tự” đồng thời được đúc một quả chuông nặng tới 200kg.

  Từ chân núi lên tới cổng chùa chinish phải qua 239 bậc đá ong. Chùa gồm ba nếp nhà song song được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, ba ngôi chùa này đã tạo nên một quần thể uy nghi, vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và có những hoa văn trạm trổ vô cùng tinh tế. Toàn bộ bức tường của chùa Tây Phương được xây dựng bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ đá trong khuân viên chùa. Ngoài ra, chùa Tây Phương còn nổi tiếng với nhiều pho tượng phật được coi là kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam, đặc biệt là của tôn giáo. Theo một vài sử sách, trong đó nói rằng nguồn gốc của những pho tượng phật ở Chùa Tây Phương chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, cực khổ mà nhân dân phải chịu đựng ở thế kỉ 18.     Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng. Trong đó 18 pho tượng thuộc nhóm La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật Giáo nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, mỗi pho tượng hiện ra mỗi một vẻ, một phong cách khác nhau với những hình dáng vô cùng sinh động. Danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương còn là địa điểm thăm quan, lễ phật hàng năm của rất nhiều phật tử và du khách trong và ngoài nước. Lễ hội chùa Tây Phương bắt đầu từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào những ngày hội, chùa Tây Phương trở nên vô cùng đông đúc, ồn ào với những trò chơi, những lần thắp hương cầu Phật để mong có được sức khỏe, bình an cho gia đình, con cháu…

          Chính vì sự độc đáo về kiến trúc, tính uy nghi của danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương, của những pho tượng cùng những lễ hội truyền thống rộn ràng bản sắc dân tộc làm cho chùa Tây Phương trở thành một địa điểm tham quan không thể thiếu của khách di lịch và là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của Hà Nội. Chính vì vậy, năm 1962, chùa Tây Phương được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia.

20 tháng 5 2018

Quê hương em ở huyện Thạch Thất.Nơi đây có biết bao danh lam thắng cảnh mà ai ai cũng biết tới.Nhưng nổi tiếng nơi đây nhất vẫn là chùa Tây Phương. 

Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.

...Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trận gió đen...

...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...

18 tháng 4 2021

Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.

Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.

Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.

Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.

đây nha bn nó hơi dài

18 tháng 4 2021

Chọn 1 trong hai đề hay viết cả hai ạ? 

10 tháng 2 2019

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

10 tháng 2 2019

Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ,  bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi,  náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt,  nhộn nhịp.  Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.

23 tháng 7 2018

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

   Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường. 

   Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.

   Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.

   Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

23 tháng 7 2018

Hôm chủ nhật vừa qua, em được xem một chương trình truyền hình rất hay. Đó là chương trình truyền hình về hội chùa Hương.Mở đầu là quang cảnh chung của hội. Dòng người đổ về lễ hội đông như mắc cửi. Đến bến đò, những con đò đợi khách nằm sát bên nhau dọc theo bờ suối. Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày hội chùa Hương. Trên những con đò xuôi ngược theo dòng suôi đầy những người với quần áo chỉnh tề. Rừng mơ rung rinh lá như đón mời khách thập phương. Dọc theo bờ suối, muôn vào trong động, mọi người ghé vào ngôi chùa đầu tiên bên phải dòng suối. Ai nấy đem lễ lên và thắp hương cúng vái. Không khí mùa xuân hòa trong khói hương mờ ảo tạo nên vẻ đẹp lạ kì. Rồi dòng người trên những con đò lại tiếp tục đi vào động. Ngay khi lên bờ, ta thấy có những nhà hàng để cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Tiếp theo là những cửa hàng bán đồ lưu niệm. Rồi mọi người lên chùa. Ai nấy lại vào thắp nhang. Theo đường cáp treo, mọi người lên trên động Hương Tích. Theo bậc thang đi xuống động Hương Tích nằm sâu dưới lòng đất. Trong động, người đứng chen nhau. Các cụ già đầu tóc bạc phơ đang khấn vái với tấm lòng thành kính. Chỉ xem trên truyền hình mà em thấy cảnh chùa Hương đẹp huyền ảo. Em tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp như vậy. Kì nghỉ hè tới, em sẽ xin bố mẹ cho em được đi hội chùa Hương, để em được hòa mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng.

9 tháng 5 2018

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

helo k nha ~

30 tháng 5 2018

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

30 tháng 5 2018

Ko chép trên mạng nha bn

*thiệt*

3 tháng 12 2023

 Thiên nhiên luôn mang đến cho em những điều đẹp đẽ nhất như sông ngòi, núi sông, biển cả, thảo nguyên xanh… Đặc biệt là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của những đêm trăng ở quê hương em.

   Những tia nắng cuối ngày vừa tắt lịm. Cảnh vật cứ mờ dần, mờ dần. Màn đêm như được ai đó thả xuống bao trùm cả vùng quê yên ả. Làng xóm đã lên đèn, cuộc sống nhộn nhịp ban ngày nhường lại cho phút giây yên tĩnh ban đêm. Đường xá vắng lặng, không gian như ngường trôi, thời gian như lắng đọng. Làng quê em như một bức tranh mực tàu nửa thực, nửa mơ.

   Từ phía đông, một mảng sáng mênh mông màu mỡ gà xuất hiện. Ánh sáng ngày càng tỏ. Ánh trăng từ từ nhô lên, tròn trĩnh, đẹp lạ thường. Bầu trời vừa rộng, vừa cao. Trên cao, tàu lá cau đung đưa, duyên dáng, e thẹn khi được gặp ánh trăng. Từ các ngõ xóm rộn lên tiếng cười nói, tiếng bước chân người. Trẻ con túm năm tụm ba rối rít chơi đùa. Trăng càng lúc càng lên cao, tròn vàng vạnh. Em nhìn thấy một vệt đen đen như hình cây đa trên ông trăng tròn. Phải chăng đó là chú cuội ngồi gốc cây đa trong truyền thuyết. Chú đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống mà nhớ quê nhà. Đêm đã khuya, mọi người về nhà nghỉ ngơi. Cảnh vật hoàn toàn tĩnh lặng, thi thoảng có tiếng cho cắn hóng vang vọng. Ánh trăng sáng vằng vặc treo lơ lửng trên cao. Ánh trăng vàng bao trùm lên làng quê yên bình một màu vàng nhàn nhạt đẹp, yên bình vô cùng.

   Đêm trăng đẹp như vậy luôn gần gũi, gắn bó với em suốt cả tuổi thơ và cả sau này nữa. Sau này, dù có đi đâu xa, ánh trăng sẽ gợi nhắc em về tình yêu, nỗi nhớ quê nhà…

23 tháng 6 2019

Đoạn văn :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

10 tháng 6 2019

Em sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế, sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ em. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hoà nhập với những con sông khác như sông Lô, sông Hồng, cùng đổ ra biển Đông.

Các cụ già thường kể về con sông Đà hung dữ. Trước đây, hằng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng và nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ạt đổ về từ thượng nguồn, cuồn cuộn chảy bọt tung trắng xoá, có sức tàn phá thật đáng sợ! Những tai hoạ do sông Đà gây ra trở thành mối lo thường xuyên của người dân sinh sống hai bên bờ từ bao đời nay.

Em rất thích vẻ đẹp của sông Đà vào mùa nước cạn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá lội tung tăng, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông.

Chiều chiều, chúng em thoả thích bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những doi cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân kéo ra đây lấy cát. Chúng em sục chân thật sâu vào cát rồi lội ngược dòng với một niềm thích thú khó tả.

Dưới nắng trưa, dòng sông lấp lánh ánh vàng. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè.

Chiều đến, màu nước như sẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa. Những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít lan toả từ các mái bếp ven sông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nhưng sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ em cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thuỷ sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mặt đập nước khổng lồ, em không còn nhận ra hình dáng quen thuộc của sông Đà ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mông như biển. Phía chân đập, chỗ cửa xả lũ, nước đổ xuống thành một dòng thác trắng xoá, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Nhưng hình ảnh dòng sông Đà nước trong veo mùa cạn với những doi cát vàng lấp lánh dưới nắng trưa vẫn mãi mãi ln đậm trong kí ức của em.
 

10 tháng 6 2019

Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương tôi, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đào thân thương gắn bó với tôi suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.

Dòng sông Đào là một nhánh của sông Hồng bao la, chảy qua quê hương tôi. Nó đã có từ bao đời nay, từ khi tôi sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Hai bên bờ, những hàng tre, hàng liễu xanh ngắt, đứng sừng sững, xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu, làm dáng, làm duyên. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ.

Sông Đào chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt rũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mòi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi.

Đối với tôi, tôi thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng. Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê tôi. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.

Tôi lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong tôi như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.