K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

Hoa phượng — loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.

Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.

Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:

Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.

Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.

Khi hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.

Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.

20 tháng 3 2018

Đề 3

Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp

Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế những mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.

Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.

Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.

Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.

Đề 4 :

Tả cây cổ thụ: Tả cây phượng

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

:

6 tháng 3 2018

Bài làm

  Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

~Hok tốt~

6 tháng 3 2018

Sách là một trong những nguồn tri thức có nhiều lợi ích quan trọng nhất đối với mỗi người. Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có những cuốn sách tâm đắc nhất. Với em thì cuốn sách tiếng Việt lớp 5 là cuốn sách mang nhiều ý nghĩa và gây ấn tượng với em nhiều nhất bởi cuốn sách không chỉ có một hình thức đẹp mà còn có những mục nội dung được trình bày một cách hợp lí, lô gic. Tất cả đã tạo nên những giá trị to lớn cho cuốn sách.

Cuốn sách tiếng Việt lớp năm là cuốn sách do nhà xuất bản giáo dục và đào tạo xuất bản. Với những hình bìa đẹp cùng những nội dung phong phú và lô gic, cuốn sách là một trong những cuốn sách mà em yêu thích nhất. Ngay từ ở ngoài trang bìa, cuốn sách đã hấp dẫn sự chú ý của em. Đó là hình ảnh của những người bạn học sinh từ rất nhiều những vùng miền đã cùng nhau tụ họp lại và cùng nhau nói chuyện và chỉ cho nhau thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Một chú bé đang chỉ tay cho bạn mình thấy hình ảnh của vùng biển phía xa với những ngọn sóng dập dềnh và những cánh chim hải âu đang dang rộng đôi cánh ở phía trên bầu trời. Đó là một bầu trời xanh rất đẹp với những con tàu đang vượt trùng khơi. Ở phía trước mặt, những người nông dân đang chăm chỉ làm ruộng trên những cánh đồng lúa bát ngát. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp về quê hương đất nước. Trên cùng của cuốn sách là dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính giữa quyển sách là những chữ cái in đậm màu xanh TIẾNG VIỆT cùng chữ cái màu đỏ tập hai. Và dưới cùng là dòng chữ in lô gô và biểu tượng của nhà xuất bản giáo dục. Nội dung của quyển sách cũng là một trong những điều mà em thích nhất từ cuốn sách. Vì là sách của kì thứ hai cho nên bài họ đầu tiên của cuốn sách bắt đầu từ tuần thứ 19. Với những chủ đề như: người công nhân, vì cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai. Đó đều là những chủ đề hay và cũng rất bổ ích đối với chúng em.

Mỗi một tuần, chúng em đều được học những tiết học đi cùng để có thể có những giờ luyện tập bổ ích nhất. những tiết luyện tập bao gồm: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện và luyện từ, câu. Mỗi chủ đề lại có những hình ảnh minh họa cho bài học một cách gần gũi để có thể cho chúng em tiếp cận với những bài học một cách tốt nhất. mỗi tiết học chúng em lại được luyện tập với những kĩ năng khác nhau và tất cả đều hình thành được khả năng làm văn của em được tốt nhất trong thời gian học tập. Ví như luyện từ và câu, tập đọc là giúp chúng em có khả năng luyện từ vựng hay giờ chính tả giúp cho em có thể học cách viết câu và luyện cho những chữ cái được đẹp hơn.

Cuốn sách tiếng việt tập hai là cuốn sách đẹp và hay. Mỗi trang giấy trắng tinh chứa những kiến thức mà em cần phải học tập. Những kiến thức đó sẽ giúp em có được những hành trang vào đời một cách xuất sắc nhất.

30 tháng 1 2018

- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .

Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.

Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.

Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.

Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.

30 tháng 1 2018

-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em 

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

            Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

3 tháng 5 2016

tập bao nhiêu hả bạn

3 tháng 5 2016

Bạn chép hết bài đó vào đây đi. Mình học cấp 2 rồi nên ko giữ sách lớp 5 nữa

29 tháng 8 2023

Cây là một sinh vật sống đầy sức sống và biểu tượng của sự sống bền vững trên trái đất. Qua bốn mùa trong năm, cây trải qua những biến đổi đáng kinh ngạc, mang lại vẻ đẹp và sự thay đổi tuyệt vời cho cảnh quan xung quanh.
Vào mùa xuân, cây bắt đầu tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây trơ trụi bắt đầu mọc những chiếc lá xanh tươi mới. Những bông hoa đầy màu sắc nở rộ trên những cành cây, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và thú vị. Cây trở nên sống động và đầy sức sống, thu hút sự chú ý của cả loài chim và côn trùng.
Khi mùa hè đến, cây phát triển mạnh mẽ và xanh tốt hơn. Lá cây trở nên dày đặc và tạo bóng mát cho mọi người. Cây cung cấp nơi trú ẩn cho các loài chim và động vật nhỏ. Những cành cây rợp bóng tạo nên một không gian mát mẻ và yên bình, nơi mọi người có thể tận hưởng những ngày hè nóng bức.
Khi mùa thu đến, cây bắt đầu thay đổi màu sắc. Lá cây chuyển sang màu vàng, cam và đỏ, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của sự thay đổi. Những chiếc lá rơi từ từ rơi xuống đất, tạo nên một mặt đất phủ đầy màu sắc. Cây trở nên yếu đuối và chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.
Vào mùa đông, cây trở nên trơ trụi và ngủ đông. Những cành cây trống rỗng và không còn lá xanh. Tuy nhiên, vẻ đẹp của cây không mất đi. Những cành cây trắng xóa tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp và tĩnh lặng. Cây chờ đợi mùa xuân trở lại để bắt đầu một vòng đời mới.
Cây qua bốn mùa trong năm là biểu tượng của sự thay đổi và sự sống. Chúng mang lại vẻ đẹp và sự thú vị cho thế giới xung quanh chúng ta. Hãy trân trọng và tôn vinh cây, vì chúng là những người bạn vững chắc và đáng quý trong cuộc sống của chúng ta.

29 tháng 8 2023

Trong một buổi chiều mưa, khi cùng mẹ trở về nhà sau khi tan học, em đã gặp một bé mèo nhỏ bị bỏ rơi bên đường.

Chú mèo nằm co ro bên đường giữa trời mưa to với bộ lông ướt sũng vô cùng đáng thương. Chú mèo nhỏ bé, yếu ớt vô cùng, nó nằm trong một chiếc thùng các tông đã rách, đôi mắt tròn xoe đượm buồn, thân hình nhỏ bé run lên vì lạnh, những tiếng kêu meo meo yếu ớt cũng bị tiếng mưa át đi. Em cùng mẹ đem bé mèo về nhà, tắm sạch và lau khô cho nó. Sau khi cho mèo uống chút sữa ấm em đã lấy một miếng vải nhỏ làm chú mèo một chiếc ổ nhỏ ấm áp.

Chẳng ai biết được chủ cũ của con mèo là ai hay con mèo đến từ đâu nhưng kể từ ngày hôm đó con mèo đã có một mái ấm mới đó chính là gia đình em. Con mèo đã thay đổi từng ngày, ăn tốt ngủ tốt nên mập mạp hơn rất nhiều. Chú mèo có bộ lông màu trắng mềm mại, mượt mà. Đôi mắt của nó trong và sáng long lanh như hai viên bi ve, đôi tai to lúc nào cũng vểnh lên. Chú mèo rất thông minh, không chỉ giỏi bắt chuột mà còn rất quấn người. Em thường chơi đùa với chú mèo mỗi khi rảnh rỗi, mỗi khi em đưa cho quả bóng nhựa, chú mèo sẽ lấy hai chân trước chồm lên khều khều và vồ lấy rất chuẩn xác. Con mèo rất biết trân trọng thức ăn, dù cơm không có gì nó vẫn ăn rất sạch sẽ gọn gàng. Con mèo còn rất giỏi bắt chuột, cứ vài hôm nó lại mang chiến công của nó đặt ở ngay gốc bưởi trước nhà.

Nếu em không gặp con mèo vào ngày hôm đó thì không biết sự sống của con mèo khi ấy sẽ ra sao. Em rất yêu quý con mèo này và hứa sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều con mèo kém may mắn khác ngoài kia.

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
6 tháng 3 2019

Em trai của em lên bốn tuổi, tên là Quang. Nó béo tròn nên cả nhà gọi nó là cu Mít. Nước da nó trắng hồng, tóc tơ, vầng trán rộng, đôi mắt đen trong sáng. Nó thích đá bóng và đùa với con mèo mun. Bố mẹ và em rất yêu quý cu Mít. Em Quang vẫn hát:" Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..". Em vừa hát vừa múa. Đôi chân vòng kiềng nhún nhảy thật ngộ nghĩnh.

6 tháng 3 2019

lê phương anh béo tròn thì ko có lí do gì để gọi là cu mít

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm