K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

Để hạn chế lượng khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp, em đề xuất các biện pháp mà ta có thể áp dụng như:

Nâng cao hiệu suất năng lượng: Ưu tiên sử dụng công nghệ hiệu suất cao và thiết bị tiên tiến để giảm tiêu thụ năng lượng và tạo ra ít khí thải phát thải. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, các hệ thống tái sử dụng nhiệt, và việc tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Sử dụng nguồn năng lượng sạch: Thay đổi nguồn năng lượng từ các nguồn không tái tạo (như than, dầu mỏ) sang các nguồn tái tạo và sạch hơn như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện... Điều này giúp giảm lượng khí thải từ quá trình sản xuất năng lượng.

Sử dụng công nghệ xử lý khí thải: Áp dụng các công nghệ xử lý khí thải như bộ lọc, hệ thống xử lý sinh học, hệ thống xử lý hóa học để loại bỏ hoặc giảm lượng khí thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Điều này có thể giúp giảm khả năng ô nhiễm môi trường và xâm nhập lượng khí thải gây hại vào các khu vực dân cư.

Quản lý rác thải: Đảm bảo quy trình xử lý rác thải đúng quy định và sử dụng các phương pháp xử lý rác thải hiệu quả để giảm khí thải phát thải từ quá trình phân hủy rác.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ: Tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ mới nhằm giảm lượng khí thải các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Đầu tư vào các giải pháp hiệu suất cao và thân thiện với môi trường có thể mang lại lợi ích dài hạn cho cả những công ty và môi trường.

Thực hiện kiểm soát và giám sát chặt chẽ: Áp dụng các chính sách quy định nghiêm ngặt để kiểm soát và giám sát việc thải khí thải công nghiệp. Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc về mức độ khí thải, kiểm tra định kỳ và trừng phạt các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện nhờ hệ hô hấp:

- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới họng, thanh quản, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu để đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 được tế bào thải ra từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.

- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Gợi ý báo cáo thu hoạch:

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …

24 tháng 7 2023

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

Nguyên nhân ô nhiễm

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm

Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp

- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách.

- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường.

- Áp dụng các chế tài xử lí với các xí nghiệp, công ty, nhà máy không tuân thủ quy định xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp.

Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.

- Sử dụng các loài thiên địch.

Ô nhiễm phóng xạ

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

- Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường.

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

- Để rác đúng nơi quy định.

- Xử lí rác thải đúng cách.

- Vệ sinh nơi ở và môi trường sống.

- Sử dụng các thuốc ức chế khi cần thiết.

24 tháng 7 2023

chế tài là gì ạ

9 tháng 9 2023

Tham khảo!

Dựa vào khối lượng nguyên liệu đã dùng, hiệu suất phản ứng và phương trình hoá học có thể tính được khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất nhôm hoặc tính khối lượng nhôm tạo ra.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất:

- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….

- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..

- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường tự nhiên như những hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, bão, lốc xoáy,…).

Sự nóng lên toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn điều kiện sống của các loại sinh vật trên Trái đất, một số loại không thể thích nghi để phát triển được sẽ bị thu hẹp về số lượng hoặc tệ hơn là bị xóa sổ hoàn toàn.

Hiệu ứng nhà kính còn khiến mực nước biển dâng cao, khiến đất đai bị nhiễm mặn, dẫn đến chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng. Ở một số nơi mưa nhiều gây ra lụt lội thường xuyên, khiến việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Ruộng bị chua là ruộng có môi trường acid, pH < 7. Ruộng càng chua thì pH càng thấp. Khi bón vôi cho ruộng, vôi sẽ trung hoà acid làm cho pH của môi trường tăng lên

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:

- Các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với sinh vật bản địa.

- Nhiều loài sinh vật ngoại lai sử dụng các cây nông nghiệp hoặc các loài sinh vật bản địa làm thức ăn dẫn tới thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.

4 tháng 9 2023

Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …

- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân. 

- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…

- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

1. Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ nhiệt. Trái Đất hấp thụ một phần năng lượng này, đồng thời phản xạ lại một phần dưới hình thức bức xạ nhiệt của Trái Đất. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng giống như một nhà lợp kính, giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên.

2.

Nguyên nhân làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển:

+ Hoạt động sản xuất gia tăng, mở rộng.

+ Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên.

+ Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.

+ Diện tích rừng, diện tích trồng cây xanh giảm.

- Những biện pháp có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển:

+ Trồng thêm nhiều rừng, nhiều cây xanh.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới, hạn chế tạo ra khí thải độc hại, và khí CO2 trong sản xuất và giao thông, sinh hoạt như: năng lượng gió, mặt trời, nước, ...

+ Chuyển từ phương tiện giao thông chạy bằng xăng, dầu sang các phương tiện giao thông chạy bằng điện: xe máy điện, xe ô tô điện, …

3.

Em và các bạn có thể làm gì để góp phần cụ thể vào việc làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bề mặt Trái Đất.

- Tham gia các hoạt động trồng cây xanh.

- Hạn chế đi lại bằng máy bay, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) sử dụng xăng dầu.