Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ quan: Do ý thức và nhận thức chưa cao của một số người trong việc bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật gần nguồn nước,...
- Lạm dụng hoá chất đánh bắt thuỷ hải sản.
- Khí thải trong công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,...
- Qua trình sinh hoạt thải ra nhiều vật liệu rắn, nhựa,...
- Xử lí chưa đúng cách rác thải.
- Nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy.
-v.v.v.v...
Khách quan: Lũ lụt, cháy rừng tự nhiên,...
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Tham khảo!
* Gợi ý báo cáo thu hoạch:
- Tên môi trường: Môi trường nước.
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …
Tham khảo!
Một số biện pháp khác giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Phục hồi rừng và trồng nhiều cây xanh.
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.
- Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay thế cho xe máy, ô tô khi có thể.
- Xây dựng hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi.
- Đưa ra các giải pháp cưỡng chế hành chính, xử lý hình sự đủ tính răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
-...
* Tại trường học: Xả rác bừa bãi, bứt cây bẻ hoa,...
* Tại gia đình: Không dọn dẹp sân nhà để nhiều ao tù nước đọng, đốt rác,...
* Tại địa phương: Sử dụng đồ dùng nhựa 1 lần và túi nilon nhiều, xả rác bừa bãi,...
Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân.
- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…
- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….
1) Nguyên nhân :
Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng
Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ
Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)
khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại
Khói bụi từ các phương tiện giao thông
...
2 Biện pháp
Trông nhiều cây xanh
Bỏ rác đung nơi quy định
Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp
Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí
Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên
Tham khảo!
- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.
- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.
+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
+ ….
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Nguyên nhân ô nhiễm
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp
- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách.
- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường.
- Áp dụng các chế tài xử lí với các xí nghiệp, công ty, nhà máy không tuân thủ quy định xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp.
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.
- Sử dụng các loài thiên địch.
Ô nhiễm phóng xạ
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.
- Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường.
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
- Để rác đúng nơi quy định.
- Xử lí rác thải đúng cách.
- Vệ sinh nơi ở và môi trường sống.
- Sử dụng các thuốc ức chế khi cần thiết.
chế tài là gì ạ