K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

- Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”: Vừa mừng vừa bực; Vương vấn những nỗi buồn khó tả; Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian; Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lý do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau: Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần...
Đọc tiếp

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau:
 Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát "Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..”  rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm...". Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nỗi một cái tết tử tế cho cả nhà.
 

1
8 tháng 7 2023

Từ láy trong đoạn trích:

+ Láy toàn phần: hiu hiu, cha chả

+ Láy âm: háo hức, xốn xang.

+ Láy vần: lụi hụi

Từ ghép trong đoạn trích:

+ Từ ghép phân loại: gió chướng, dép mới, gió bấc, gió Tết.

+ Từ ghép chính phụ: chờ đợi, se lạnh, nhà nghèo, mùa gió, thở dài, sợi gió, nghèo túng.

+ Từ ghép tổng hợp: thói quen, đám con nít, ông trời, cả nhà.

+ Từ ghép đẳng lập: thơ dại, cà tưng, vỗ tay, quần áo, tâm trạng, tử tế.

(Làm văn không mệt, ngồi phân loại từ ghép mới mệt:")

15 tháng 10 2023

Bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đặc biệt, em ấn tượng nhất với hình ảnh về sự sinh trưởng của cây đã được tác giả đã thể hiện những cảm xúc trìu mến thương yêu. Từ khi còn là một chiếc hạt được "cầm trong tay mình" rồi gieo xuống đất, nhú lên những chiếc mầm non và lớn lên bằng sự chở che, yêu thương của mẹ thiên nhiên. Qua đó, đã thể hiện cách diễn tả những nét trạng thái, hoạt động của mầm xanh một cách sinh động. Đồng thời, ta cảm nhận được thiên nhiên cũng có tiếng nói, tâm hồn của riêng mình. Đọc bài thơ, em thêm yêu quý thiên nhiên, biết lắng nghe, bảo vệ những mầm xanh, những chồi non góp xanh cho đất trời.

10 tháng 10 2023

*Tham khảo: 

  Lúc gió chướng về, nhân vật tôi cảm thấy như bị cuốn vào một cơn bão tố, cảm giác lạnh lẽo và cô đơn. Những cơn gió mạnh đập vào khuôn mặt, làm tóc rối tung, làm cho nhân vật tôi cảm thấy mình như một con thuyền đang bị đánh đập trên biển cả. Tuy nhiên, đôi khi gió cũng mang đến một cảm giác thư giãn, khi nhân vật tôi nghe tiếng gió thổi qua, như một lời nhắc nhở để thư giãn, để tạm rời khỏi cuộc sống bộn bề. Tóm lại, tình cảm cảm xúc của nhân vật tôi khi gió chướng về là một sự phức tạp của cảm giác cô đơn, sợ hãi và thư giãn.

9 tháng 10

Lộn xộn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Gió chướng được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa còn nhớ ta không.

- Mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên được nó.

- Cồn cào. Nồng nhiệt. Dịu dàng.

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:a. Đó là những nét tâm trạng gìb. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người...
Đọc tiếp

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?

2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:

a. Đó là những nét tâm trạng gì

b. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó

c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh

3. hình ảnh đàn gà đã hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong hồi tưởng của tác giả

4.hãy nêu cảm nhận của em về niềm vui của cháu khi mặc quần áo mới

5. hãy tìm và phân tích những chi tiết miêu tả hình ảnh người bà hiện lên trong bài tiếng gà trưa?

6 . Trong đoạn thơ cuối của bài tiếng gà trưa tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh điều gì?

7. Tác giả đã cảm nhận giá trị của Cốm một cách đầy đủ và tinh tế từ những phương diện nào ?

8. theo em qua bài Cơm này tác giả muốn gửi gắm những ý nghĩ gì về sự thưởng thức Cốm?

 

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Vì khi gió chướng về cũng là lúc những nông sản bước vào vụ thu hoạch. Lúa thì chín tới, mía cũng kịp già, vú sữa đến độ chín rộ, dưa hấu cũng đủ già để thu hoạch.

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.(Trích...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)

1.     Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?

2.     Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.

3.     Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?

4.     Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).

5.     Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?

 

 

 

 

0
1 tháng 4 2023

- Những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về: đón gió chướng với tâm trạng vừa mừng vừa bực.

+ Mừng vì mong ngóng và gió đã về.

+ Bực vì phải chờ đợi; vì mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được.

- Lí do khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

 

+ Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại: vì sẽ được sắm quần áo, dép mới.

+ Háo hức vì gió chướng với nhân vật "tôi" là gió Tết.