Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa:
- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
VD:
- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng
-Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc ; thể hiện sức mạnh , kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc , đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng , phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc ; góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới .
- Khi tìm được các di vật , cổ vật , bảo vật quốc gia , các cá nhân có quyền và nghĩa vụ. Thông báo phù hợp với thời điểm phát hiện di vật , cổ vật , bảo vật quốc gia với quan cơ chức năng .
Nhìn từ góc độ có hay không được duy trì những công năng vốn có từ ban đầu hoặc trong quá trình tồn tại, người ta chia các di tích làm hai loại: di tích "sống" và di tích "chết". Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam rất đa dạng, phong phú về loại hình nhưng di tích "chết" không nhiều mà hầu hết là di tích "sống". Những kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu... những công trình phục vụ dân sinh như nhà ở, cầu, quán... có hàng trăm năm tuổi được coi là di tích nhưng với người dân chúng là nơi cư trú, sinh hoạt cộng đồng, nơi gửi gắm đời sống tinh thần, tâm linh.
Theo cách nhìn nhận về hình thái tồn tại, di sản văn hóa được chia thành hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (di tích). Tuy có sự phân biệt nhưng hai loại hình này luôn có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng, chúng song song tồn tại và có tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một di tích do tiền nhân sáng tạo đều liên quan một nhu cầu hoạt động tinh thần nào đó. Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng luôn mang trong mình những yếu tố phi vật chất là thông điệp, sức sáng tạo, ý thức xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau.
Do vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di tích không những gìn giữ được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, từ đó cốt cách dân tộc được giữ gìn, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền - những nhân tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững. Bảo tồn và phát triển là hai nhân tố quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích (một cách đúng mức) sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Nâng cao hiệu quả bảo tồn di tích
Ở Việt Nam, đến nay đã có 2.795 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Bên cạnh đó là hàng vạn di tích khác trải khắp vùng, miền đất nước và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống cộng đồng. Những năm gần đây, bảo tồn di tích nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và của toàn xã hội và thật sự tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng được ghi nhận, vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Luật Di sản văn hóa (năm 2001), Nghị định 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2002), Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (năm 2003) được ban hành là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo tồn di tích. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động bảo tồn di tích vẫn là đối tượng điều chỉnh của Nghị định quản lý đầu tư và xây dựng nên thực tế còn nhiều bất cập. Bảo tồn di tích là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với những đặc điểm riêng khác với xây dựng cơ bản thông thường. Chính vì vậy, cần có một cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho công tác này.
Có một yếu tố quan trọng liên quan chất lượng bảo tồn trùng tu di tích, đó là lực lượng thực thi, những người quyết định phương án, giải pháp và đội ngũ thợ trực tiếp thực hiện việc trùng tu. Những năm qua, nhiều di tích được trùng tu bởi lực lượng không chuyên nghiệp đã làm biến dạng và mất mát nhiều về giá trị lịch sử, văn hóa đích thực. Tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh sau khi trùng tu đã được "trẻ hóa" hơn 10 thế kỷ và chuyển hóa từ ngôi đền Khmer thành một di tích phật giáo (!). Hay việc trùng tu tùy tiện di tích ở Lam Kinh, Thanh Hóa đã tạo ra một cơn "địa chấn" xôn xao công luận một thời. Nhanh chóng xây dựng một chương trình và kế hoạch đào tạo lực lượng chuyên nghiệp cho sự nghiệp bảo tồn di tích và chuyên nghiệp hóa lực lượng làm công tác bảo tồn, trùng tu di tích đang là một vấn đề cấp bách.
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích như thế nào?
Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước ta có ở các vùng, miền trên đất nước và nhu cầu bảo tồn là rất lớn mà khả năng đầu tư của Nhà nước thì có hạn. Trong bối cảnh đó, xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, công tác bảo tồn di tích không có nghĩa là ai cũng có thể can thiệp vào di tích. Ðiều chính yếu là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý thức bảo tồn di tích cũng như hiểu biết về ý nghĩa giá trị của hoạt động bảo tồn di tích. Khi nhận thức của cộng đồng được nâng cao, trước hết các hoạt động của cộng đồng sẽ không làm tổn hại đến di tích. Sau đó tùy theo khả năng mọi người có thể tham gia đóng góp vào bảo tồn và phát huy giá trị của di tích bằng những hình thức phù hợp.
Có thể lấy thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam làm thí dụ tốt trong vấn đề xã hội hóa ở lĩnh vực này. Ở đây, mọi người dân Hội An đã trở nên gắn bó hữu cơ với mảnh đất di tích mỗi mái nhà, khoảnh sân, mỗi con đường, góc phố đều là những thành phần của khu di sản thế giới này. Người Hội An hồ hởi và tự nguyện tham gia các hoạt động bảo tồn, thực hiện các quy định cần thiết của chính quyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trong khi đó, có những làng, xã mà mỗi gia đình đều có xu hướng giàu lên, nhưng ngôi đình làng lại xập xệ xuống cấp không được bảo tồn, chăm sóc (?).
Làm tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích (một mảng quan trọng của di sản văn hóa) tức là chúng ta đã làm trọn bổn phận của mình với cha ông, với cộng đồng đương đại và với các thế hệ mai sau...
Chúc Bạn Học Tốt Nha!!!
- Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Có 2 loại di sản văn hóa:
+ Di sản văn hóa phi vật thể
+ Di sản văn hóa vật thể
* Ý nghĩa:
- Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong cuông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc.
- Phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Quy định của pháp luật:
- Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Bảo vệ di sản văn hoá là những việc muốn giữ cho di sản văn hoá được duy trì lâu đời hơn nữa nên con người ta phải bảo vệ di sản văn hoá . không để cá nhân và cộng đồng có hành vi muốn hủy hoại di sản văn hoá . Nếu gặp được trường hợp như vậy , phải báo với người canh gác ở nơi này , để xử lí kịp thời .
- Việc bảo vệ di sản văn hoá có ý nghĩa:
+ Giữ gìn những di sản mà ông cha ta đã để lại
+ Thể hiện sự ghi nhớ công ơn
+ Bảo vệ được những nơi trưng bày di sản văn hoá.
+ ....
Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.
Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa :
+ Nói lên truyền thống của dân tộc
+ Thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
– Nói lên truyền thống của dân tộc.
– Thể hiện công đức của tổ tiên và kinh nghiệm của dân tộc.
– Đóng góp vào sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
– Đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Tham khảo:
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau
Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
Tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương
Lên án, tố cáo những kẻ có hành vi phá hoại di sản văn hóa.
thik chọn cái nào thì chọn :>
1. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử , văn hóa, khoa học , được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác .
Việc em đã làm góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá:
+ Tuyên truyền mọi người không phá hoại, vẽ bậy lên các di sản văn hóa vật thể
+ Dọn dẹp vệ sinh ở xung quanh các khu di tích lịch sử - văn hóa
Ý nghĩa:
-Bảo tồn được các văn hoá, giá trị lịch sử quý báu của dân tộc ta
-Thể hiện truyền thống của dân tộc qua nhiều thế hệ
-Thể hiện lòng biết ơn với thế hệ đi trước, đã ngã xuống để bảo vệ non sông
-Các di sản là minh chứng của thời gian, thể hiện chiến công vang dội của dân tộc ta
-Đóng góp cho việc phát triển văn hoá dân tộc
-Di sản văn hoá thể hiện cách sống, quan điểm sống và kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc
.............
Ý nghĩa : giúp di sản văn hoá không bị hủy hoại , góp phần bảo vệ và xây dựng tiên tiến hơn về di sản văn hoá .
Nếu như không bảo vệ di sản văn hoá thì tất cả sẽ không có di sản như bây giờ ,sẽ phá hủy hết những thứ quan trọng .