K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Lỗi lầm sẽ được chữa bằng gì? Có người cho rằng nó được chữa bằng những cố gắng nỗ lực, lại có người cho răng nó được chữa bằng sư làm lại từ đầu. nhưng đơn giản lỗi lầm đôi khi được chữa lành bằng chính sự vị tha của chính bản thân mình và từ người khác.

Sống vị tha là lối sống cần được phát huy trong cuộc sống hiện đại của con người. từ bấy lâu nay lòng vị tha như phương thuốc quý có thể chữa lành vết thương lòng và cứu rỗi một con người có ước muốn được làm lại và được sửa chữa những lỗi lầm của bản thân mình. Đó là một đức tính cao đẹp mà con người ngay từ bé cần được dạy dỗ bởi ông bà cha mẹ.

Cuộc sống này không đơn giản chỉ là mình muốn sống tốt và tất cả mọi người cũng sẽ ủng hộ. không đơn giản là sống thì mọi người sẽ chung tay góp sức và không đơn giản sống tốt thì sẽ không va vấp phải những lỗi lầm. Dù lớn dù bé thì lỗi lầm đó cũng khiến cho bản thân con người chúng ta không cảm thấy thoải mái.

Một khi chúng ta mắc lỗi, thì điều đầu tiên hãy biết tha thứ cho chính ban thân mình. Tha thứ cho bản thân mình chính là hiểu được tầm quan trọng của việc tha thứ lỗi lầm cho người khác. Bản thân mình có tĩnh tâm có hiểu thấu được cảm giác tội lỗi hay áy náy tới mức nào thì mới hiều được giá trị của lòng vị tha bao dung.

Cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp cho nên những dòng đời đã vô tình đẩy con người tới những lỗi lầm khiến cho bản thân của mỗi người đôi khi không tự chủ được hành vi của chính bản thân mình. Con người muốn sống tốt trước hết phải biết tha thứ cho người khác. Một mối quan hệ không thể tốt đẹp hơn khi hai người sống trong mối quan hệ đó luôn luôn chăm chăm vào sự sai trái hay khiếm khuyết của nhau. Cũng như trong tình bạn tình yêu, tha thứ chính là chất keo mà khiến cho con người cảm thấy gắn chặt với nhau hơn bao giờ hết.

Con người là những động vật có tình cảm có lí trí và biết suy nghĩ. Lòng vị tha sẽ khiến cho cuộc sống này đong đầy tình cảm hơn bao giờ hết. chúng ta ghét chiến tranh chúng ta ghét đổ máu thì chúng ta càng phải biết sống vị tha. Con người sẽ dễ dàng nhận ra lỗi lầm và hứa với bản thân phải tự cố gắng khi mà được sống trong sự vị tha của người khác. Những lời nói cay nghiệt hay những sự xử sự không thông minh chỉ khiến đẩy người khác vào đường cùng không một lối thoát khiến người đó tuyệt vọng.

Sống vị tha luôn được đề cao kể cả trong thuyết phật giáo, con người không chỉ nên sống với bản thân mình và cái tôi của mình quá cao mà còn phải biết dung hòa và tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Chỉ khi người bên cạnh mình cảm thấy vui vẻ thì bản thân mình được vui vẻ gấp bội.



14 tháng 1 2018

Trước đây, mình từng nghĩ vị tha mang một ý nghĩa to lớn lắm. Người có thể tha thứ cho kẻ thù hay những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình thì mới có lòng vị tha. Người luôn sống và nghĩ cho mọi người, không màng tới lợi ích cá nhân, đó cũng là người có lòng vị tha. Nếu là như vậy thì người vị tha trong xã hội này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Giờ nghĩ lại thấy ý nghĩa của sự vị tha vốn gần gũi hơn rất nhiều. Chẳng cần bạn phải làm những điều lớn lao mà chính từ những điều nhỏ nhất, chúng ta cũng có thể thực hiện sự vị tha rồi.

Bản chất của con người là vị kỷ, chỉ thích sống cho mình, vì lợi ích của mình trước. Không phải tham ô, tham nhũng mới thể hiện sự vị kỷ đó. Chúng ta vị kỷ từ trong mỗi suy nghĩ nhỏ nhất, từ việc giành chiếc áo này của tôi, điện thoại này của tôi, cho tới việc thể hiện mình, thích kể chuyện của mình hơn là lắng nghe người khác. Vị tha chính là thái cực đối lập với vị kỷ, nghĩa là vì người khác, vì tha nhân chứ không phải vì cá nhân, bản thân mình. Bạn thấy đó, vị kỷ len lỏi trong từng suy nghĩ, hành động, lời nói hàng ngày của chúng ta. Như vậy, vị tha cũng có thể thiết lập trong từng điều nhỏ bé ấy.

Vị tha, đó là khi bạn biết suy nghĩ cho người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác. Có những khi đau khổ, bạn cũng muốn người khác hiểu được suy nghĩ của mình để đồng cảm với mình. Thậm chí, bạn còn đòi hỏi người ta phải đặt mình vào vị trí của bạn mà nghĩ. Chính vì không ai hiểu và cảm thông nên vô tình hay cố ý gây cho bạn đau khổ. Vậy bạn xem, khi mà chính bạn cũng chẳng bao giờ biết đặt mình vào vị trí của người khác thì biết bao lần bạn cũng reo rắc khổ đau cho mọi người? Bạn chưa vị tha sao lại đòi hỏi sự vị tha ở người khác?

Biết đặt mình vào vị trí của người khác, bạn mới có thể hiểu họ cần gì và cảm thấy như thế nào. Nếu đã hiểu, bạn sẽ biết cách để nhường nhịn, giúp người khác vui vẻ và tránh gây ra sự khó chịu hay một cảm xúc tiêu cực nào nơi họ. Nghĩ cho người, sống cho người đó chẳng phải là lòng vị tha hay sao? Những việc này đâu cần chúng ta phải làm gì to tát, lớn lao. Ta có thể thực hiện ngay từ mọi suy nghĩ, hành động nhỏ nhất của mình. Chap đang nghĩ cho sự an lạc trong tâm bạn mà viết nên những chia sẻ này. Các bạn vì Chap mà đón nhận nó trong sự bình thản, không phân biệt, không phán xét. Nếu có góp ý, bạn dùng sự chân thành để nói với Chap thay vì lên án hay xúc phạm. Như vậy là bạn đang nghĩ cho sự bình yên trong tâm Chap, không gợi nên đau khổ hay hận thù. Ấy là chúng ta đang thực hiện sự vị tha.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta chỉ mải quan tâm tới vấn đề của bản thân hay vì thỏa mãn cá nhân mà không để ý tới suy nghĩ, tâm tư của người khác. Ai cũng vì lợi ích của bản thân nên chẳng muốn mình bị thua thiệt, dù là với người thân yêu. Mọi sự tranh đua, ganh ghét cũng từ đây mà nổi lên. Nếu bạn có thể nhường nhịn người khác, dù chỉ là một câu nói, thì hẳn mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn biết mấy. Thay vì cố gắng để tranh biện đến cùng, bạn thử một lần đặt mình vào đối phương xem họ có đang khó chịu hay tức giận. Bạn sẽ biết mình cần nói tiếp hay im lặng. Thay vì mải mê kể câu chuyện của mình, bạn quan sát xem người kia đang vui vẻ tiếp nhận nó hay lắng nghe một cách miễn cưỡng, họ có điều gì muốn nói hay không. Bạn sẽ biết dừng lại đúng thời điểm. Thay vì tỏ ra khó chịu trước quan điểm của người khác và thể hiện nó bằng cách nào đó, bạn hãy xem người ta sẽ có thái độ ra sao trước phản ứng của bạn, dễ chịu hay cũng khó chịu không kém. Bạn sẽ biết mình phải làm gì để không đưa căng thẳng lên cao. Tránh cho người khác những khó chịu, khổ đau không đáng có thì tự bản thân bạn cũng an lạc, nhẹ nhàng hơn phải không nào?

Nhiều người bực tức trước những điều không vừa lòng ở người khác. Họ thể hiện nó ra bằng những câu nói khiếm nhã. Họ gắn cho chúng cái mác rằng nói như vậy thì người kia mới hiểu ra được vấn đề. Họ không để ý xem người ấy có đang đau khổ trước những câu nói đó hay không. Đây là vì người khác hay vì sự thỏa mãn cho lòng sân hận nơi tâm họ? Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nghĩ rằng mình làm điều gì đó là để người khác tốt hơn. Song thực chất, ta đang nhầm tưởng rằng mình vốn chỉ đang thỏa mãn cho nỗi bức xúc trong tâm mình mà thôi. Nếu biết nghĩ cho người khác thì bạn sẽ không làm cho họ đau khổ hay thất vọng và quên đi sự có mặt của mình trong đó. Bạn còn nghĩ rằng mình đang giúp ai đó thì chẳng qua là bạn chỉ đang giúp cho chính bạn mà thôi. Cũng giống như khi viết những dòng này, nếu Chap có nổi lên ý nghĩ rằng mình đang làm điều tốt đẹp cho mọi người thì đó là Chap đang vì niềm vui của bản thân. Sự vị tha đã không còn tồn tại nữa. Chân thành và tự nhiên mới giúp cho lòng vị tha được hiển lộ.

Không gây nên đau khổ cho người khác thì tự bản thân chúng ta cũng tránh được rất nhiều xung đột không đáng có. Bởi sự ích kỷ của con người, khi bị ai đó làm cho khổ đau thì phải tìm cách trả đũa khiến người kia cũng khổ đau như vậy, thậm chí còn lớn hơn thế. Khi bạn biết nghĩ cho người khác, đem đến niềm vui cho họ thì chẳng có cớ gì để người kia làm hại bạn. Nếu họ vẫn đối xử không tốt với bạn thì chắc hẳn sự vị tha của bạn chưa đủ. Bạn vẫn cần vị tha hơn nữa. Càng thực hiện lòng vị tha ấy, tâm bạn sẽ càng được tưới tẩm sự bình an và hạnh phúc, bởi bạn biết mình không làm gì hổ thẹn với bản thân và cũng không nắm giữ điều gì cho riêng mình để mà phải hối hận, tiếc nuối. Bạn vì người khác một thì bạn nhận về gấp nhiều lần. Có khôn ngoan hơn là khư khư giành phần hơn cho mình rồi lo lắng về những mất mát, hơn thua?

Thực hiện lòng vị tha, đơn giản thôi, chỉ cần ta đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ cho sự an vui nơi họ. Không khó để thực hiện cũng không cần chúng ta phải làm công to việc lớn nào đúng không bạn? Có thể vị tha từ những điều nhỏ bé, tích lũy mỗi ngày, từng chút một, thì ta mới có thể thực hiện được sự vị tha lớn, cho những ai làm hại ta, khiến ta đau khổ hay có thể vì cả nhân loại hi sinh bản thân mình mà phụng hiến. Tương lai không nói trước được điều gì, chỉ cần hiện tại, bạn làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng đặt mình vào vị trí của người sẽ tiếp nhận, không để họ bị tổn thương, thiệt hại, là bạn có được lòng vị tha ấy rồi.

7 tháng 5 2023

Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Dàn ý

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?

Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.

b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?

- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh

- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.

c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?

Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.

d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?

Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài làm tham khảo

     Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

     Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.

     Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.

     Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

     Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.

     Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

22 tháng 5 2018

Chọn đáp án: C

26 tháng 11 2021

Trong truyện Cây tre trăn đốt,anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho kẻ xấu và những người ủng hộ kẻ xấu đang bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ tỏ ra hối hận. Qua đó ta thấy được, nếu những kẻ ác biết nhận ra lỗi sai của mình và hối hận đúng lúc thì chắc chắn sẽ được tha thứ để quay trở lại con đường lương thiện. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu những kẻ đó biết nhận ra lỗi biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn. Còn dù biết mình đã sai nhưng vẫn cố không chịu nhận lỗi sai của chính mình thì tất nhiên sẽ không được tha thứ. 

30 tháng 10 2019

Chọn đáp án: B

2 tháng 11 2018

Chọn đáp án: D

2 tháng 5 2017

Ý kiến thích hợp nhất là ý kiến d. Bởi các ý kiến khác đều không phù hợp lí giải cho hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu”.

1 tháng 1 2018

- Học sinh viết đúng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tỏ lòng”.

- Tác giả Phạm Ngũ Lão thẹn vì:

+ Chưa có tài năng, trí tuệ như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để giúp dân, cứu nước.

+ Trí và lực có hạn mà trách nhiệm dựng xây giang sơn còn bộn bề.

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện ông là người ý thức được trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao nhân cách của con người luôn hướng tới sự tận trung với quốc gia.

Hôm qua
Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng chi tiết nhất

I. Mở bài:

- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

II. Thân bài:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a. Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-bai-tho-to-long-cua-pham-ngu-lao

15 tháng 5 2019

Đáp án D, bởi vì cả đáp án B, C đều đúng, đáp án A sai