bn nào trả lời giúp mik vói mi...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2019

Chi tiết bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc” dường như thể hiện sự đau đớn tủi cực của chú, những tiếng khóc dường như được kìm nén lại khi Hồng phải nghe những lời nhục mạ của người cô.

10 tháng 11 2019

Chi tiết "tôi cười dài trong tiếng khóc" dường như thể hiện sự vui sướng cảm động của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ của mình.

2 tháng 12 2019

Chọn đáp án: D

3 tháng 10 2016

Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.

3 tháng 10 2016

Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau. 

1 tháng 6 2019

Chọn đáp án: C

tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

25 tháng 9 2021

Cho e  xin câu bị động với ạ

 :  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:-         Sao cô biết mợ con có con ?        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng,...
Đọc tiếp

 

:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

-         Sao cô biết mợ con có con ?

        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

        Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi  là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

                                                                                                   (Ngữ văn 8, tập một)

     a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)

     b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

     c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)

     d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì  của bé Hồng? (1.0đ )

     e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời”  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )

 

 

1
10 tháng 12 2021

a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.

b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.

d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.

e/ Tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài...
Đọc tiếp

Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:

(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”

(Trích Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập một, trang 16-18)

Câu 4: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật “tôi” ở trong hai đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân, chú thích rõ).

1
8 tháng 11 2021

giúp mình với,mình đang thi giữa kì

 

19 tháng 3 2023

thì kệ cậu