Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ đều là hai văn bản tự sự không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội.
- Các tác giả viết về dòng hồi kí của mình, nên chủ yếu là miêu tả nội tâm nhân vật nên đậm chất trữ tình. Có thể tóm tắt như sau:
+ Tôi đi học: Truyện kể về dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, trường lớp, bạn mới. Cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng tự tin vừa nghiêm trang xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
- Trong lòng mẹ: Gần đến ngày giỗ đầu của cha nhưng người mẹ đi “tha hương cầu thực” vẫn chưa về. Người cô trong cuộc nói chuyện luôn xoáy sâu vào nỗi đau của bé Hồng bằng những lời cay độc và gương mặt cười rất kịch. Cuối cùng Hồng vẫn được gặp lại mẹ. Cậu nghẹn ngào trong sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào của tình mẫu tử.
- Hai văn bản Tôi di học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt bởi vì đây là những tác phẩm thiên về miêu tả diễn biến tâm trạng, không xây dựng cốt truyện và các sự kiện. Hai văn bản trên tập trung diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm của nhân vật, hơn nữa, trình tự sự việc lại không diễn tả theo trình tự khách quan mà theo mạch hồi ức hay tâm trạng của nhân vật, do đó, đúng là hai văn bản trên rất khó tóm tắt. Tuy nhiên vẫn có thể tóm tắt 2 văn bản này như sau:
- Tác phẩm Tôi đi học được kể lạ theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật Tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
- Trong lòng mẹ: Bé Hồng mồ côi cha, mẹ lại đi bước nữa và phải sống tha hương cầu thực. Hồng cùng em Quế ở nhà bà cô ruột. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Người cô ấy đã gieo rắc vào đầu non nớt của đứa cháu những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bé Hồng hiểu được mục đích của người cô, nghe người cô nói xấu mẹ, em đau đớn, lòng thắt lại, hai khóe mắt cay cay. Lúc thì nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên má chan hòa, đầm đìa ở cằm vai cổ. Bé Hồng vẫn dành cho mẹ tình cảm yêu thương tha thiết và tin rằng mẹ sẽ trở về. Cuối cùng, Hồng cũng được gặp mẹ sau bao ngày xa cách, đến ngày giỗ đầu của chồng mẹ bé Hồng đã trở về. Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, bé Hồng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ, được sống lại những giây phút của tình mẫu tử êm dịu ngọt ngào.
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Tóm tắt
Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... trên ngọn núi): tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường.
- Phần 2 (tiếp ... nghỉ cả ngày mà): diễn biến tâm trạng “tôi” khi đến trường.
- Phần 3 (còn lại): nhân vật “tôi” đón nhận giờ học.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:
- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.
- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.
- Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.
- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Thái độ, cử chỉ những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt với các em:
- Ông đốc: hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhẫn nại.
- Thầy giáo: tươi cười chờ đón.
- Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị chu đáo cho con, cùng hồi hộp với con.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các hình ảnh so sánh:
- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.
- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.
- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp với tiếng trống.
- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.
Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
+ Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất.
+ Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.
- Chất cuốn hút của truyện: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả.
Luyện tập
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện thật tự nhiên, chân thật và hồn nhiên, khơi gợi kí ức mỗi người. Đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động trước thiên nhiên, con người trong một ngày đặc biệt.
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo:
Buổi khai giảng đầu tiên của tôi, ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ tới trường, đường phố cảnh vật rực rỡ, cổng trường màu sắc rung rinh những lá cờ xanh, đỏ, vàng chào đón. Tôi ngỡ ngàng trước cái cổng cao lớn mà ngày nào tôi cũng đi qua, đến hôm nay tôi mới thấy nó đẹp đến thế. Chúng bạn hàng ngày tôi vẫn cùng bắn bi, bắt ve sầu nay cũng tươm tất áo mũ như tôi đến trường mới. Ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi sao tôi quên được ngày lễ trọng đại ấy. Tôi đã trở thành cậu bé lớp Một. Ông bế tôi xuống chiếc xe đạp, tươi cười cặp mắt nhăn nhúm khẽ động đậy. Cháu nhìn xem, trường của cháu đấy. Ông từ từ dắt tay tôi vào sân trường mà những tà áo dài thướt tha đi lại. Cô giáo tôi, người gầy gầy, xếp chúng tôi thành một hàng dọc, chỉn chu từng đứa trẻ đứng thẳng hàng. Ông tôi đứng đằng xa kia, cười hiền hậu, tôi muốn khóc quá, chưa bao giờ tôi đứng một mình giữa những người bạn mới mà không có ông hay mẹ bên cạnh... Những cảm xúc ấy, có lẽ, chẳng bao giờ tôi quên được.
Hok tốt!
1 Văn bản: Tôi đi học
Tóm tắt :
- Buổi tựu trường đối với nhân vật" tôi " đã xảy ra từ bao năm rồi mà cứ như giờ mới xảy ra, cái tâm trạng hào hứng, phấn khởi, có chút lo sợ, hoang mang.
- Lần đầu tiên nhân vật "tôi " được tới trường đi học, được bước vào một thế giới mới lạ được tập làm người lớn
Nội dung tư tưởng
- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không bao giừo quên trong kí ức mỗi con người.
2. Văn bản: Trong lòng mẹ
Tóm tắt:
- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bố vì nghiện ngập mất sớm, mẹ Hồng là một người phụ nữ trẻ khao khát yêu đương, chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng mất, vì cùng túng quá phải bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng trở thành một đứa trẻ côi cút, sống lạng thang, thiếu tình thương ấp ủ, bị hắt hủi, ghẻ lạnh của họ hàng bên nội.
Nội dung tư tưởng
- Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng qua hình ảnh nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát yêu thương, để khi gặp mẹ , khi được nằm gọn trong lòng mẹ. Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sướng mong đợi bấy lâu.
- Đoạn trích còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội chỉ coi trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành cổ hũ, những thói quen nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân kiểu tư sản, cái xã hội ấy đã làm thui chợt đi tình máu mũ ruột thịt của những người trong gia đình.
3. Văn bản: Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt:
- Nói về hoàn cảnh của chị Dậu rất thảm thương, anh Dậu thì đang bị ốm rề rề vẫn bị hành hạ vì không đủ tiền nộp sưu cho nhà nước, chị Dậu van xin nhưng bọn chúng không tha, tát chị Dậu rồi tới chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã đứng lên để cứu chồng, 2 trận đáu trực diện, đối mặt với 2 tên tay sai .
Nội dung tư tưởng:
- Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt tàn ác của XH thực dân phong kiến đương thời, XH ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
4. Văn bản: Lão Hạc
Tóm tắt:
-Nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo, chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sang ngời phẩm chất, vì nghèo nên lão không có tiền cưới vợ cho con trai, người con đã bỏ đi làm đồn điền cao su để lão tuổi già sức yếu sống lủi thỉ trong sự cô đơn, mong ngóng, chờ đợi. Lão chỉ có môt mình cậu Vàng bầu bạn, câu Vàng không chỉ là ỉ vật của con trai trước khi đi mà còn là món quà tinh thần vô giá giúp lão bớt cô đơn, buồn tủi.
Nội dung tư tưởng:
- Truyện ngắn lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất săc của nhà văn Nam Cao,đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG NHA!
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
hihi ,tick cho mk nhá. :D
Truyện được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật ''tôi''. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ của cậu bé Hồng đi tha hương cầu thực ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào đầu cậu những lời cay độc. Nhưng rồi mẹ cậu bé cũng về. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ, cảm nhận được hạnh phúc của tình mẫu tử.
Tham khảo:
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên căn cứ vào:
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các từ ngữ: kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …
- Các câu: "Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.", "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.", "Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.", "Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.", "Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.", "Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.", "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…"
Tất cả đều thể hiện chủ đề của văn bản.
Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.
Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau.