K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhân vật trữ tình: Tác giả, bộc lộ cảm xúc yêu thương, tự hào.

- Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.

- Một số thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 

+ Nhà thơ Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20-12-1924 tại Thành phố Luông Pra Băng, nước Lào. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình.

+ Thơ Nguyễn Đình Thi mang một diện mạo mới, độc đáo và hiện đại. Bài thơ được xem là tâm đắc nhất của của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, đó là bài “Đất nước”, đây là một tác phẩm bất hủ của văn học. Sau này, bài thơ “Đất nước” đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng – Hợp xướng cùng tên “Đất nước”.

+ Bài thơ “Đất nước” viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.

- "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi được cảm nhận trong những năm tháng kháng chiến rộng lớn, hào hùng mà thiêng liêng. Ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Những bài thơ viết về đất nước: Nhớ Con Sông Quê Hương. Còn Mãi Hương Quê. Tràng Giang. Đất Nước…

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu tác phẩm

- Ôn lại những kiến thức liên quan đến các biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: Điệp từ (những, của, chúng ta,....), điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng.../ Những ngả đường..../ Những dòng sông....), điệp ngữ (đây là chúng ta), nhân hóa (trời thu thay áo mới, gió thổi rừng tre phấp phới,...), so sánh.

Những biện pháp đã tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng về bức tượng đài hình ảnh đất nước trong khoảng chiến đấu và chiến thắng.

4 tháng 3 2023

   Các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: Điệp từ (những, của, chúng ta,....), điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng.../ Những ngả đường..../ Những dòng sông....), điệp ngữ (đây là chúng ta), nhân hóa (trời thu thay áo mới, gió thổi rừng tre phấp phới,...), so sánh.

     Những biện pháp đã tạo cho tác giả bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc đến với độc giả, khiến cho bài thơ vừa linh động, gần gũi thân mật nhưng không kém phần hào hùng về bức tượng đài hình ảnh đất nước trong khoảng chiến đấu và chiến thắng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Tìm tại liệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Tìm câu trả lời cho câu hỏi năm 1982 có gì đặc biệt

- Rút ra những gì cần thiết nhất trong lượng thông tin đã tìm hiểu.

Lời giải chi tiết:

a. Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

4 tháng 3 2023

a) Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

- Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

b) Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:

     Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.

Lời giải chi tiết:

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

4 tháng 3 2023

     Những bài thơ viết về đất nước:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Về làng – Nguyễn Duy

Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Quê hương – Tế Hanh

Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa

Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên

     Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những  kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

- Tác dụng: Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả, khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng, tuy nhiên, đây là kiểu chủ thể trữ tình ẩn (không phải kiểu chủ thể có nhân xưng, cũng không phải chủ thể nhập vai)

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

→ Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

7 tháng 5 2023

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

=> Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

7 tháng 5 2023

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.