Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:
Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.
⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.
- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:
+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.
+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.
- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:
+ Hoa hồng: Cái đẹp.
+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.
+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.
+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.
- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:
+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la
+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi
- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như:
+ Rặng liễu đìu hiu.
+ Mùa thu tới.
+ Lá vàng.
→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.
Tham khảo:
Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:
“Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết.”
Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất.
“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”
Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.
“Em ở, trời chưa ở,
Nắng sáng màu xanh che”
Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.
“Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”
Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được.
a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.
b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.