K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời

Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, 

Việt Nam đất nước ta ơi 

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

                                ~Học tốt!~

22 tháng 7 2017

Có thể nói, đây là những nét phác họa tài hoa của nhà thơ:“Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Đất nước trong Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là thế đó! Một đất nước yên bình, đẹp như bức tranh, con người thì hiền hòa, nhân hậu nhưng sẽ “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” khi đất nước lâm nguy. “Đất nước đứng lèn” bằng bàn tay của những người anh hùng “áo vải”, chân đất, giản dị nhưng lại mang một sức mạnh phi thường. Những con người mà trong cuộc sông ngày thường lại quá đỗi hiền lành, chất phác song khi vào trận đánh họ lại hùng dũng vô cùng. Những con người ấy được Nguyễn Đình Thi phát hiện ra từ những mãnh đất nghèo.

22 tháng 7 2017

Nguyễn Đình Thi là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền Văn học Việt Nam. Ông đã có nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa. Nhưng đối với tôi, bài thơ "Việt Nam quê hương ta" là bài thơ tôi thích nhất và cũng để lại tỏng tôi nhiều ấn tượng nhất. Trong bài thơ, tôi thích nhất là 4 câu thơ trên. Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương.Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Yêu lắm đất nước ta ơi- Việt Nam!

19 tháng 7 2017

"Đất nghèo nuôi những anh hùng."

Hình ảnh trên gợi cho ta rằng nhờ mảnh đất thân yêu đã nuôi lớn, sinh ra các hùng đã có công dựng nước, giúp đỡ cho nước nhà...

“Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”

Thể hiện con người Việt Nam ta thật kiên cường, đối mặt vs khó khăn, thử thách; dù có thất bại, vẫn cùng đứng lên...

"Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."

Người Việt ta đã loại bỏ những bọn giặc định xâm chiếm đất nước, và giúp cho chúng ta càng thêm thanh bình hơn. Qua đoạn thơ trên đã giúp ta phần nào cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi...

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)c/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Gần mực thì đen, gần đèn thì...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

22 tháng 2 2020

Biện pháp: Nhân hóa

Tác dụng: Nêu vai trò to lớn của tre trong chiến tranh. Tre như một người đồng chí của nhân dân Việt Nam, cùng đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

20 tháng 12 2019

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

   Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bài thơ trên là "Cảnh khuyu" của tác giả Hồ Chí Minh

25 tháng 11 2016
    • Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
    • Biện pháp tu từ:
      • Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
      • So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
  • Phân tích:
    • Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
    • Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
    • Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
    • Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
25 tháng 11 2016

y cj

 

19 tháng 1 2023

BPTT: Điệp ngữ, So sánh, Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi hình gợi tả

Cho thấy vai trò của con đối với mẹ và tình yêu tổ quốc của người mẹ

19 tháng 1 2023

Em ơi chị đã giải thích cho cả 3 bptt bằng dòng đầu của phần tác dụng rồi. Nếu giải thích làm 3 mục riêng biệt chị nghĩ là câu từ sẽ lặp lại và không cần thiết, vậy nên em chỉ cần ghi những gì chị đã làm là ổn. Chị học đại học rồi nên chị hiểu em muốn nói gì mà! ☺