Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:
+ Trong phần mở đầu của bài, tác giả nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong Bắc sử với mục đích nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ với mong muốn tác động trực tiếp đến tinh thần, ý chí quyết tâm chống lại quân giặc, cần có trách nhiệm bảo vệ đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Lời khuyên của tác giả ông đưa ra phương hướng cụ thể, đúng đắn, những việc nên và cần làm cho tướng sĩ của mình: khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa, cần đề cao tinh thần cảnh giác và huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.
- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:
+ Trong phần mở đầu của bài, tác giả nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong Bắc sử với mục đích nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ với mong muốn tác động trực tiếp đến tinh thần, ý chí quyết tâm chống lại quân giặc, cần có trách nhiệm bảo vệ đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Lời khuyên của tác giả ông đưa ra phương hướng cụ thể, đúng đắn, những việc nên và cần làm cho tướng sĩ của mình: khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa, cần đề cao tinh thần cảnh giác và huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.
- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.
Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được cách đưa ra dẫn chứng phù hợp, luận điểm, luận cứ rõ ràng, mang tính xác thực khi viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác.
- Bố cục của bài hịch:
+ Phần 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. Qua đó, thể hiện mong muốn của tác giả nhắc nhở binh lính, gợi ra ý thức trách nhiệm của họ trong thời loạn lạc.
+ Phần 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. Từ đó, dễ dàng khơi gợi được lòng căm thù giặc.
+ Phần 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích thái độ, hành động của các tướng sĩ. Từ đó, giúp họ nhìn nhận rõ ràng nhất cục diện của đất nước đang diễn ra, để họ biết những sai lầm và điều họ cần thay đổi.
+ Phần 4 (đoạn còn lại): Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
- Các luận điểm từng phần có mối quan hệ chặt chẽ, rõ ràng, làm sáng tỏ mục đích đưa ra giúp bài hịch đầy sức thuyết phục.
Cứ mỗi lần nghe bài hát này, lòng em chợt rạo rực lạ thường. Em thèm muốn được sống lại những ngày lịch sử rực rỡ cờ hoa, hòa mình vào nhịp điệu khẩn trương của cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu.
Và cứ mỗi lần được nghe bài hát, em lại nhớ đến khí thế hào hùng không kém trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh lời văn hùng hồn, bài hịch còn toát lên tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của vị tướng tài ba đời Trần.
Ngay từ đầu đoạn, ta đã cảm thấy có sự chẳng lành “Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan”. Quả vậy, giặc Nguyên Mông xâm lược đất nước, ngang nhiên giày xéo mảnh đất thiêng liêng, gây ra nhiều tội ác ngất trời.
Mảnh đất từ bao đời nay vẫn nuôi sống chở che cho người Việt Nam, nay rên xiết dưới gót sắt của quân thù, thử hỏi mỗi người dân Việt, trong dạ ai lại không đau xót? Nhìn cảnh ấy, lòng tác giả dầy lên một nỗi căm hận đối với bọn ngoại bang, chúng là bọn “cú diều” mà lại “sỉ mắng triều đình”, chúng hèn hạ thấp kém như “thân dê chó” mà đòi “bắt nạt tể phụ”. Hình ảnh ẩn dụ được ông sử dụng như một cái tát vào mặt bọn xâm lăng, vạch trần bộ mặt dối trá của chúng. Thật hả hê khi dưới ngòi bút của mình, Trần Quốc Tuấn bộc lộ rõ ràng lòng căm ghét, khinh rẻ bọn giặc lang sói ấy.
Là người có lòng yêu nước thiết tha, ông không đang tâm ngồi nhìn bọn giặc “đi lại nghênh ngang ngoài đường”, làm bao điều xấc láo. Lòng căm thù bọn cướp nước, nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, bao nỗi niềm trăn trở ưu tư ngày đêm day dứt trong tim làm ông “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lối nói theo văn phong trữ tình cổ xưa của ông như một lời thủ thỉ tâm sự, bày tỏ trọn tấm lòng chân thành, tha thiết đối với vận mệnh đất nước. Qua những lời lẽ bình thường, giản dị nhất của nhân dân được ông sử dụng, ta thấy rõ tình cảm rất thực nơi ông, đó là tình yêu nước sâu sắc trong tim mà khi hiểu rõ mấy ai lại không cảm thấy xúc động bồi hồi.
Từ nỗi xót xa trước cảnh đất nước li tan, lòng ông dâng lên cuồn cuộn sự căm thù, như muốn vỡ tung lồng ngực để hét to lên tiếng “đánh”, để “xả” thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Được như thế, thì “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Một lần nữa, bằng cách dùng các điển tích, ông đã thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương của mình làm cho chắc chắn bất kì một ai khi đọc những lời lẽ ấy, hẳn không thể nào quay mặt làm ngơ.
Điểm đặc biệt ở Trần Quốc Tuấn là tình yêu đất nước của ông không phải chỉ tiềm ẩn mãi trong tim để suốt đời đau xót mà được bộc lộ bằng việc làm cụ thể, sáng suốt: ông kêu gọi các tướng sĩ thức tỉnh cùng nhau dấn bước ra chiến trường. Bằng những lời lẽ hùng hồn, ông nghiêm khắc phê phán các tướng sĩ còn quá thờ ơ trước thời cuộc: “Nay các người ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn...”, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc “lấy việc chọi gà làm., quyến luyến vợ con...”. Từ “hoặc” được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây nhằm nhấn mạnh, xoáy sâu vào tâm trí của các tướng sĩ, cho thấy thái độ rất bàng quan của họ trong thời gian qua.
Để thêm sức thuyết phục cho lời lẽ của mình, ông nêu ra rất rõ tác hại của những thói đam mê ấy bằng những câu tương phản liên tiếp nhau. Đặc biệt hơn, tác giả kết thúc lời phê phán bằng câu hỏi: “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?”. Câu hỏi không cần trả lời nhưng cứ day dứt mãi trong tim của các tướng sĩ, giúp họ nhìn thấy lỗi lầm của mình.
Bài hịch đã bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Say mê đọc những lời hịch lúc thì thiết tha lúc thì mạnh mẽ, em cảm thấy mình cũng có những trạng thái căm ghét, khinh khi bọn giặc và đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Rõ ràng bài hịch đã cuốn hút em, đưa em trở lại những ngày lịch sử oai hùng thuở trước.
Từ thời Trần Quốc Tuấn đến nay, thời gian quả là rất dài, song mỗi lần đọc bài hịch, em lại cảm thấy đâu đây không khí hào hùng, sôi động của các trận chiến oanh liệt khiến lòng em dấy lên niềm tự hào, vinh dự về trang sử vàng chói lọi: Ba lần đại thắng quân Nguyên mà em tin chắc rằng, bài “Hịch tướng sĩ” cũng đã góp phần không nhỏ.
“Kiếm nguồn tươi sáng ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông...”.
Bài hát vẫn vang vang thúc giục. Lòng rộn bao niềm vui, tự hào về Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp, em thấy rõ hơn bao giờ hết nhiệm vụ của chính mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau. Em sẽ cố gắng thực hiện bằng được những ước mơ của mình để k
Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Bài hịch ra đời trước khi cuộc chiến chống quân Nguyên nổ ra lần thứ hai tại nước Nam. Qua bài hịch chúng ta thấy được hình tượng anh hùng Trần Quốc Tuấn gan dạ, yêu nước thương dân hơn cả tính mạng của mình. Đồng thời thấy được tinh thần mang đậm hào khí Đông A của quân và dân ta.
Trần Quốc Tuấn hiện lên là một người yêu nước và thương dân nồng nàn cháy bỏng. Tình yêu đó được thể hiện qua sự trằn trọc, suy nghĩ và ý chí muốn đánh đuổi quân xâm lược để mang lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc ta. Khi nhìn thấy những tội ác của quân giặc phơi bày trên đất nước ta, ông đã đanh thép và nghiêm giọng “ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem than dê cho mà bắt nạt tể phụ”. Với câu chữ sắc bén, mạnh mẽ và dứt khoát, Trần Quốc Tuấn đã vạch mặt sự độc ác, gian trá của quân giặc cũng như sự mê muội của triều đình. Hành động của quân giặc đã khiến cho Trần Quốc Tuấn căm phần, dồn nén cảm xúc vào bên trong.
Trần Quốc Tuấn còn lấy một loạt dẫn chứng về tội ác tàn bạo, những hành động vô liêm sỉ của bọn quân giặc mà thêm căm phẫn “thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi mua ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vưng mà thu bạc vàng, để vơ vét của dân”. Những hành động vô liêm sỉ và tàn bạo, trơ trẽn đó đã khiến cho nhân dân và tướng sĩ căm phẫn đến cực độ. Trần Quốc Tuấn đã khéo léo gợi nên long căm thù và phẫn uất đối với nhân dân, tăng thêm ý chí chiến đấu của nhân dân.
Người đọc sẽ nhận ra nỗi lo lắng, trằn trọc của Trần Quốc Tuấn khi thấy cảnh đất nước lâm vào nước mất, nhà tan đến đau long “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gói, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Một con người khiến người khác ngưỡng mộ và khâm phục vì tình yêu nước và thương nhà đến mãnh liệt như vậy. Ông nguyện vì dân vì nước để sống và cống hiến hết mình.
Với những câu thơ đau long nhưng đanh thép Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sự cống hiến hết mình “dẫu cho trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui”. Ông đã căm phẫn đến cực độ, có thể hi sinh chính bản thân mình để dành lại độc lập cho dân tộc, đem lại hòa bình và ấm no nhất.
Tình yêu thương của ông dành cho nhân dân cho quân sĩ được bộc lộ một cách sâu sắc ở trong bài Hịch “không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Tấm lòng của ông thật đáng ngưỡng mộ, một con người gần gũi và chân tình.
Bên cạnh tình yêu của mình dành cho quân và dân thì ông cũng hết sức căm phẫn khi có những người chỉ biết hưởng thụ, không biết cống hiến “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà khong biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Ông đã gay gắt phê bình những tư tưởng sai lầm, lệch lạc đi ngược lại với ý muốn của dân tộc.
Ông luôn nêu cao tinh thần và ước muốn của nhân dân ta. Sống và cống hiến hết mình cho đất nước chính là lý tưởng sống của con người cao cả, vĩ đại ấy.
Hịch tướng sĩ được viết theo thể hịch đã truyền tải được nội dung cũng như ý chí của tác giả. Giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng, căm phẫn đến cực độ đã khơi gợi tinh thần yêu nước cũng như ý chiến chiến đấu quyết liệt nhất. Trần Quốc Tuấn đã khiến cho người đọc thấy khâm phục trước tấm long đối với nước với dân
- Các đối tượng: giám khảo coi thi, sĩ tử đi thi.
- Thái độ: mỉa mai, châm biếm nhưng đến hai câu thơ cuối chuyển sang giọng điệu trữ tình
Tham khảo!
- Trung thần: bề tôi trung thành với vua.
+ Trung: trung thành.
+ Thần: người làm việc dưới quyền của vua.
- Nghĩa sĩ: người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn.
+ Nghĩa: người có nghĩa khí.
+ Sĩ: người có học vấn.
- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử (nói khái quát)
+ Sử: lịch sử.
+ Sách: công cụ để ghi chép.
- Binh thư: sách viết về quân sự thời cổ
+ Binh: binh pháp.
+ Thư: công cụ để ghi chép.
- Trung thần: từ dùng để gọi những vị quan trung thành với nhà vua.
Trung: Trung thành.Thần: Thần tử, người làm việc dưới trướng vua.- Nghĩa sĩ: Người vì việc nghĩa mà hy sinh giúp đỡ người khác.
Nghĩa: người có nghĩa khí, dám hi sinh vì nghĩa lớn.Sĩ: người có học vấn- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử
Sử: Lịch sử.Sách: Công cụ dùng để ghi chép.- Binh thư: Sách bàn về binh pháp
Binh: binh pháp dùng để đánh trậnThư: Công cụ dùng để ghi chép.Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Đã bao giờ bạn ngồi đọc sách về lịch sử Việt Nam chưa? Đã bao giờ bạn nghĩ về các vị vua thời xưa chưa? Từ xưa đến nay, trải qua bao nhiêu năm lịch sử, trải qua bao đời vua chúa có anh minh, có tàn bạo, ta không thể không nhắc tới hai nhà quân sự tài ba, người lãnh đạo anh minh: vua Lí Thái Tổ (Lý Công Uẩn) và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Tại sao họ lại được lưu truyền như vậy? Phải chăng vì họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay vì một lí do nào khác? Nhân dân ngàn đời lưu truyền tên tuổi của họ, hẳn họ phải có một cái gì đó mạnh, xuất thần nên mới thu phục lòng dân như vậy. Lý Công uẩn được nhân dân ta biết đến qua Chiêu dời đô và Trần Quốc Tuấn được biết đến qua Hịch tướng sĩ. Hai tác phẩm một chiếu, một hịch, phải chăng có sức mạnh gì ghê gớm đến như vậy?
Chiếu dời dô là một bài chiếu do Lý Công Uẩn biên soạn để thể hiện một tư tưởng muốn dời kinh đô. Tại sao ông phải đưa ra nhiều lập luận, lí lẽ như vậy? Sau những lập luận, lí lẽ ấy, ẩn sau cái dáng vẻ nghiêm nghị ấy, là một tấm lòng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. Một ông vua tốt như vậy được nhân dân ca tụng quả không sai. Bình thường, việc gì nhà vua phải lo đến việc dời đô? Nếu như suy nghĩ của một số ông vua khác thì cho rằng dời đô là một việc tốn kém, rắc rối. Họ cho rằng sống đâu cũng vậy, miễn là trị dân tốt. Đúng, có thể là như thế. Nhưng nếu đặt kinh đố ở một nơi trung tâm trời đất, há chẳng phải mỗi khi các nước ngoài dòm ngó, khi nhìn thấy kinh đô vững chãi, binh lực sẵn sàng thì sẽ thấy sợ hãi mà không dám xâm lược sao? Việc dời đô quả là khó khăn nhưng để đem lại lợi ích cho dân muôn đời, Lý Công Uẩn đã không quản ngại và ông đã soạn ra Chiếu dời dô. Nhưng đâu phải nhà vua ra chiếu là bắt người dân phải dời đô theo ý chỉ. Ông còn hỏi han, nghe ngóng tình hình của các quan trong triều. Làm những việc này, trong thâm tâm Lý Công uẩn chỉ có một ý nghĩ là làm sao để lại cuộc sống no đủ cho nhân dân. Tại sao Lý Công Uẩn không ra chiếu rồi bắt người dân phải dời đô? Vì ông muốn những dự định ông đưa ra sẽ được nhân dân ủng hộ. Chỉ có như vậy thì việc cai quản dân mới gặp nhiều thuận lợi. Để dời đô, không phải là do bột phát tự tìm ra, tự nghĩ ra một nơi, mà do thăm dò, quan sát, suy nghĩ, Lý Công uẩn mới đưa ra được một quyết định đúng đắn. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. Không những là một ông vua anh minh, hết lòng quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn còn là người thấu tình đạt lí, yêu dân như con, không tự ra quyết định sai lầm mà còn hỏi han ý kiến của quan, dân.
Nếu cho rằng Chiếu dời đô là một bài nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì Hịch tướng sĩ cũng là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự tài ba, một vị anh hùng lỗi lạc. Ông viết bài hịch này dựa vào lời của cuốn Binh thư yếu lược, để thể hiện lòng căm thù giặc đến tột cùng, khơi dậy trong nhân dân ta sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Trần Quốc Tuấn viết ra bài hịch, khơi dậy tinh thần yêu nước để nhân dân đứng dậy đấu tranh há chẳng phải là vì dân sao? Vì muốn đất nước được độc lập, nhân dân được no ấm sao? Một tướng lĩnh của nước Đại Việt không thể là một kẻ vì lợi ích riêng mà đẩy nhân dân tới chỗ chết. Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên phải kiên quyết, mạnh mẽ, không chịu lùi bước. Dẫn chứng mà Trần Quốc Tuấn đưa ra trong bài hịch rất phong phú và được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuyết phục, lí lẽ đưa ra sắc bén, sâu sắc. Quan tâm, lo cho dân không phải đơn giản chỉ là khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là kiên quyết khích lệ lòng căm thù bằng việc kể ra tội của giặc, chúng đã sỉ nhục nước ta về tinh thần, vơ vét vật chất của nhân dân ta. Nếu cứ để cho bọn giặc dê chó đó đi nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ nhục triều đình và sau đó chiếm đoạt đất nước thì chẳng phải nhân dân ta cam chịu làm nô lệ, kiếp trâu ngựa cho bọn chúng sao? Không chỉ có thế, Trần Quốc Tuấn ngoài phê phán còn không quên động viên binh sĩ tập luyện đánh giặc. Tác hại gì sẽ xảy ra khi nhân dân ta với thái độ nhìn chủ nhục mà không lo, thấy nước nhục mà không thẹn, đem nhạc thái thường đãi ngụy sứ mà không biết căm, hay vui thú vườn ruộng, hay quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn,... Nếu chỉ vì yêu thương dân mà nhu nhược, để cho những sự việc trên cứ tiếp tục xảy ra thì đất nước rồi sẽ đi về đâu? Không, sống chết cũng phải chiến đấu, không thể để một lũ giặc đè đầu cưỡi cổ được. Trần Quốc Tuấn từ khuyên bảo, đã nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. Ông nêu ra dẫn chứng cực kì thuyết phục làm người nghe, người đọc thấu hiểu được tấm lòng. Ông làm những điều này không vi ai khác, đó là vì nhân dân. Ông cũng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân.
Hai triều đại, hai con người, hai trái tim lúc nào cũng hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của nhân dân. Trong thâm tâm họ lúc nào cũng có một suy nghĩ: làm thế nào để dân giàu, nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn tuy không cùng sống trong một triều đại, cách làm cho dân giàu, nước mạnh của họ cũng khác nhau, nhưng trái tim luôn luôn rực sáng. Một người là lãnh đạo anh minh, một người là nhà quân sự tài ba, việc chăm lo hạnh phúc lâu bền cho muôn dân được họ đặt lên hàng đầu.
Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đã trở thành những bản anh hùng ca muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, thể hiện chân dung thời đại, đồng thời cũng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Nhưng trên hết, hai tác phẩm đó đã thể hiện được tấm lòng cao cả, thương dân như con của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn - họ luôn quan tâm đến hạnh phức lâu bền của muôn dân.
Bằng sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đã có sức thuyết phục mạnh mẽ qua những dẫn chứng cụ thể được đưa ra (nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô) nhằm khẳng định đã có nhiều cuộc dời đô trong lịch sử. Theo ông, sự chuyển dời đó là điều rất nên làm vì nó sẽ là động lực mạnh mẽ giúp đất nước ngày một phồn vinh, nhân dân yên ấm. Vậy mà, hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ nhà Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, vận số ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, Lý Công Uẩn đưa ra một giải pháp thuyết phục, nên làm: đó là “dời đô”. Bằng nhãn quan của một vị vua có tầm vóc vĩ đại, lớn lao, Lý Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô. Đại La là vùng đất có đủ những nhân tố thiết yếu để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đất cao mà thoáng, dân cư không phải chịu cảnh ngập lụt”,... Có thương dân, lo cho dân thì Lý Công Uẩn mới phải ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, suy nghĩ tìm ra vừng đất thay thê cho kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp. Hoa Lư đă không còn thích hợp cho việc mưu toan nghiệp lớn, chăm lo cho cuộc sống yên ổn, lâu bền của nhân dân. Chiếu dời dô đã không đơn thuần chỉ là lời tuyên bố của một vị vua về vấn đề trọng đại của một dân tộc mà đã trở thành bài ca thể hiện lòng yêu dân của một vị vua anh minh. Những yếu tố mà Lý Công Uẩn đưa ra để quyết định việc chọn Đại La làm kinh đô đã thê hiện tầm nhìn xa trông rộng. Đại La có hướng “nhìn sông dựa núi”. Một vùng đất mà ở nơi đó, chính trị, quốc phòng, đều sẽ được bảo đảm. Và tất nhiên, dân cư sẽ có thể thuận lợi làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp ở vùng “đất cao mà thoáng, thế rồng cưộn hổ ngồi”. Lý Công Uẩn lo cho dân cả về đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo cho hạnh phúc vững bền của muôn dân trăm họ. Ông lo cho dân vẫn phải chịu cảnh ngập lụt nếu kinh đô vẫn tiếp tục ở Hoa Lư. Có thương dân như con, luôn tận tụy vì cuộc sống của dân thì Lý Công Uẩn mới lo cho dân như vậy. Tóm lại, bằng Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã thể hiện một lòng thương yêu dân sâu sắc. Và việc dời đô lớn lao ấy đã trở thành một trong những công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, mở ra một trang sử mới của dân tộc.
Đến Hịch tướng sĩ, lòng thương dân đã trở thành lòng yêu thương binh sĩ. Hịch tướng sĩ không chỉ là một tác phẩm thể hiện “hào khí Đông A”, mà còn tiêu biểu như một minh chứng của thời gian về tấm lòng của một vị chủ tướng. Thấy giặc Mông - Nguyên tràn sang lăm le cướp nước, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Hịch tướng sĩ không chỉ đơn thuần khích lệ binh sĩ đánh giặc, mà còn thể hiện lòng thương yêu dân sâu sắc, sự chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của muôn dân. Vì chăm lo cho cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần của anh em binh sĩ, ông đã vẽ ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sông đầy đủ, vui vẻ, ấm no. Đất nước mà mất thì bổng lộc chẳng còn, vợ con khốn khổ, phần mộ cha mẹ bị quật lên, gia thanh phải mang tiếng bại trận. Trần Quốc Tuấn đâu chỉ lo về đời sống vật chất, tinh thần mà ông còn lo cho cả danh dự của anh em binh sĩ. Phải yêu thương, chăm lo cho binh sĩ thì Trần Quốc Tuấn mới có cái nhìn sâu sắc đến thế. Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ cho binh sĩ thấy về: nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, ông không chỉ lo cho anh em binh sĩ mà ông còn lo cho gia đình, tổ tiên, vợ con họ. Chừng đó thôi, cũng đủ để thấy tấm lòng của vị chủ tướng rồi. Ông còn vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng của ngày chiến thắng với “bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con được bách niên giai lão, tổ tông được thờ cúng quanh năm, trăm năm sau tiếng vẫn lưu truyền, tên họ cùng sử sách lưu thơm”. Tấm lòng của vị chủ tướng được thể hiện ở ngay trong cuộc sống hằng ngày: không có mặc thì cho áo, không có ăn thì cho cơm; quan nhỏ thăng chức, lương ít cấp bổng; đi thuỷ cho thuyền, đi bộ cho ngựa cho đến lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết; lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Những hành động tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng chính là những bằng chứng rõ ràng nhất về tấm lòng của vị chủ tướng với binh sĩ. Hịch tướng sĩ là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên, đồng thời cũng là minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ của vị Tiết chế tài ba.
Tuy Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ được viết bởi hai trường hợp khác nhau, từ hai thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng: đó chính là sự quan tâm đến hạnh phúc của muôn dân và đó cũng chính là nhân tố quan trọng nhất để hai tác phẩm dó sống mãi cùng thời gian. Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là một kho báu quý giá, chân thực nhất về tấm lòng cao cả, lớn lao của những nhà lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân, với nước.
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:
- Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
- Nhớ câu “đặt mồi lửa dưới đống củi” là nguy cơ.
- Lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.
- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo."
- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó
- Giọng văn mỉa mai, châm biếm
⇒ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ
Nỗi lòng chủ tướng
- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”
- Nghệ thuật:
+ Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy
+ Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:
Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
+ Giọng văn thống thiết, tình cảm
⇒ Tác dụng:
+ Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng
+ Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
- Mục đích của bài Hịch tướng sĩ: khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược.
- Đối tượng thuyết phục: binh sĩ.
khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược