K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

- Bố cục của bài hịch:

+ Phần 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. Qua đó, thể hiện mong muốn của tác giả nhắc nhở binh lính, gợi ra ý thức trách nhiệm của họ trong thời loạn lạc.

+ Phần 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. Từ đó, dễ dàng khơi gợi được lòng căm thù giặc.

+ Phần 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích thái độ, hành động của các tướng sĩ. Từ đó, giúp họ nhìn nhận rõ ràng nhất cục diện của đất nước đang diễn ra, để họ biết những sai lầm và điều họ cần thay đổi.

+ Phần 4 (đoạn còn lại): Đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

- Các luận điểm từng phần có mối quan hệ chặt chẽ, rõ ràng, làm sáng tỏ mục đích đưa ra giúp bài hịch đầy sức thuyết phục.

14 tháng 9 2023

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bố cục bài thơ: gồm 6 khổ thơ.

+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

15 tháng 9 2023

Nhan đề

Bao quát nội dung toàn bài

Bố cục

- Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.

Luận điểm

- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian

- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.

Lí lẽ

- Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.

- Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.

Bằng chứng

- Mô típ bài thơ.

- Chủ thể trong bài thơ.

- Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."

- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.

- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.

14 tháng 9 2023

- Bài viết có 4 luận điểm

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

13 tháng 9 2023

- Mục đích của bài Hịch tướng sĩ: khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược.

- Đối tượng thuyết phục: binh sĩ.

13 tháng 9 2023

 khích lệ tinh thần, khơi dậy lòng căm thù giặc của binh sĩ, giúp binh sĩ hiểu được tâm tư của Trần Quốc Tuấn và thuyết phục binh sĩ chuyên tâm học hỏi, tập luyện theo cuốn Binh thư yếu lược

15 tháng 9 2023

a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.

b.

Lí lẽ

Bằng chứng

Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này.

Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật

Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

13 tháng 9 2023

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

16 tháng 9 2023

- Bố cục: 3 phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc)

- Cách trình bày thông tin: Phù hợp, chính xác, tường minh, dễ hiểu, rành mạch.

14 tháng 9 2023

- Những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch:

+ Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

+ Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

- Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng cho tấm gương trung nghĩa thuở trước, nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.