K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2020

a,Lỗi: dùng từ sai nghĩa

Sửa: Bạn có điểm yếu là chưa tự tin trước đông người.

b,Lỗi: dùng từ k hợp lí

Sửa: Qua bài thơ " Nói với con" ta đã hiểu thêm về sức sống của dân tộc miền núi.

c,Lỗi: dùng thừa từ

Sửa: Nguyễn Duy là một thi sĩ tài hoa.

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
24 tháng 9 2017

Đáp án

Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?

Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc.

→ Lỗi không lô – gic: trong các thành phần của chủ ngữ không ngang hàng nhau: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi (0.5đ)

→ Sửa: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. (0.5đ)

Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp...
Đọc tiếp
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
1
20 tháng 11 2018

a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

  b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:

    - Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

    - Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

  c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:

    - Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.

  d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:

    - Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.

  e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:

    - Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

  g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:

    - Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.

  h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:

    - Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

  i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.

    - Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.

  k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:

    - Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư...
Đọc tiếp

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng

C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu

D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu

1
15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn