K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng...
Đọc tiếp

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b)- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ

- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chi?

- Vâng, tôi vẫn định thế...

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

 

(Nguyễn Công Hoan)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo nhe!

a) - Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

b) - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ:

+ Cử chỉ: ngọt ngào dỗ.

+ Điệu bộ: bĩu môi.

- Sử dụng những từ biểu cảm (thán từ): Chà!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

Đọc văn bản sau: Bánh trái mùa xưa (trích) [...] Con nhỏ giúp việc, lần đầu tới nhà chủ, nó khoe nó biết làm nhiều loại binh, kể cả mấy loại bánh ngon hết xảy như kẹp cuốn, tai yến, tảng ong... tất nhiên là không ngon bằng mà nó làm. Nhưng bà chủ phải đi, nhà bà không làm bánh bao giờ, muốn thì bước ra cm, thiểu cha gì món ngon, ì ạch làm gì cực thân. Bà cũng từng nói với thằng em...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau: Bánh trái mùa xưa (trích) [...] Con nhỏ giúp việc, lần đầu tới nhà chủ, nó khoe nó biết làm nhiều loại binh, kể cả mấy loại bánh ngon hết xảy như kẹp cuốn, tai yến, tảng ong... tất nhiên là không ngon bằng mà nó làm. Nhưng bà chủ phải đi, nhà bà không làm bánh bao giờ, muốn thì bước ra cm, thiểu cha gì món ngon, ì ạch làm gì cực thân. Bà cũng từng nói với thằng em chồng khô khảo của mình câu đó. Và cậu Út hiểu lắm, nói mới hiểu ba, lại nhoẻn cười bảo. “Nhưng vui lắm, chị". Con nhỏ giúp việc cũng từng nghe câu nói đỏ từ người mẹ của mình. Cực mà vui. Chỉ là không biết giải thích làm sao với người khác về niềm vui sướng khi lấy từ khuôn gang nóng rực ra những cái hành thơm lủng, nghi ngút khỏi. Mẻ hành đầu đời đỏ, con nhỏ vẫn còn nhỏ, những hạt đậu phộng rung nó ẩn vào giữa cái bánh như một nhụy hoa, nhưng bánh nướng xong thì đậu rơi mất, bánh bột đậu trở thành bánh bột. Má nó nổi phải học từ chuyện nhỏ xíu vậy, mới làm được cái bánh vừa đẹp vừa ngon, Ta chỉ cần ví cảm giác đó với cảm giác cô nghệ sĩ múa ba lê vừa hoàn thành một củ xoay khó, Kinh điển, với chỉ chừng ấy động tác, nhưng từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, người nghệ sỹ vẫn đổ mồ hỏi để cổ hoàn thiện nó. Nhưng cậu hiền đến ngử ngắn, nên chỉ có thể nói cực mà vui, để nhận được từ con nhỏ giúp việc một cái gật đầu đồng tình, đứng đó, vui. Người chợ thì nhăn mặt ngắn ngắm, nói gần nói xa mà không dẹp được vụ bánh trái quê mùa này. Cũng phải, đẹp cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi, đâu có dễ... (Theo Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, tr.76-77) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thể nào là cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" Qua “cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh hoạt – lao động thường nhật của con người thôn quê? Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình nghị luận và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản trên. Câu 5. (1,25 điểm). Xác định chủ để, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản trên. Câu 6. (1,25 điểm). Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản trên.

0
14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.


Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.



Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

CON CÁO VÀ TỔ ONG Tổ ong lủng lẳng trên cành , Trong đầy mật nhộng , ngon lành lắm thay  Cáo già nhè nhẹ lên cây , Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn Ong thấy Cáo muốn cướp con , Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta Châm đầu , châm mắt Cáo già Cáo già đau quá phải sa xuống rồi *** Ong kia yêu giống , yêu nòi Đồng tâm , hợp lực đuổi loài cáo đi Bây giờ ta thử so bì Ong còn đoàn kết huống chi là người Nhật ,...
Đọc tiếp

CON CÁO VÀ TỔ ONG

Tổ ong lủng lẳng trên cành ,

Trong đầy mật nhộng , ngon lành lắm thay 

Cáo già nhè nhẹ lên cây ,

Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn

Ong thấy Cáo muốn cướp con ,

Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta

Châm đầu , châm mắt Cáo già

Cáo già đau quá phải sa xuống rồi

***

Ong kia yêu giống , yêu nòi

Đồng tâm , hợp lực đuổi loài cáo đi

Bây giờ ta thử so bì

Ong còn đoàn kết huống chi là người

Nhật , Tây áp bức giống nòi

Ta nên đoàn kết để đòi tự do

 

Câu 1 : Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ

Câu 2: Hình ảnh con cáo và tổ ong ẩn dụ cho đối tượng nào

Câu 3: Chỉ ra những điểm tương đồng được thể hiện ở 6 dòng thơ cuối

Câu 4: Thông qua bài thơ , Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người điều gì?

3
28 tháng 4 2022

e k biết e mới lớp 6 =(

28 tháng 4 2022

huhu ai đi ngang thấy giúp mìn với =(((((

24 tháng 11 2021

Bạn có thể ghi dấu đc ko?