K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2016

Sê Khốp được biết đến là một nhà văn nổi tiếng của nước Nga, dòng văn mà ông theo đuổi và thành công đó chính là văn hiện thực. Ông là một người có công cách tân truyện ngắn và kịch nói. Sáng tác của ông luôn là chiếc gương phản chiếu lên án những hiện thực ở nước Nga. Trong những tác phẩm của ông tiêu biểu có tác phẩm Người trong bao. Mà qua chân dung và tính cách của nhân vật Bê li cốp ta thấy được những cái nhà văn muốn lên án xã hội con người Nga. Cụ thể ở đây chính là phê phán lối sống tầm thường dung tục của tiểu tư sản Nga.

Nhan đề của tác phẩm cũng thật đặc biệt khi ta thấy được rằng chính cái tên ấy đã nói lên phần nào nhân vật Bê li cốp. Nhân vật ấy đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản với lối sống dung tục, nhút nhát, giáo điều. Đối với bê li cốp “nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”. Và cuối cùng thì anh ta cũng phải nằm trong bao mà đi trầu Diêm Vương. Nhan đề ấy thể hiện được cái sự hèn nhát của những người tri thức Nga. Và kết cục của những con người như thế thì không tốt. Lối sống nhút nhát, dung tục ấy sẽ có hại cho người dân Nga, nó gây đầu độc cuộc sống, gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Ngoài ra cái bao kia cũng mang hàm ý đó là cái bao bọc bó hẹp, cuộc sống tù túng, đen tối của người tri thức Nga mà sống không thoát ra được chết đi cũng thế.

Trước hết là chân dung của Bê li cốp thì nhân vật hiện lên với những cách ăn mặc và bộ mặt của mình. trang phục mà Bê li cốp diện thường xuyên đó chính là một chiếc áo bành tô, đi giày cao su và cầm ô. Những trang phục ấy khiến cho ta thấy được Bê li cốp là một người chỉ sống vì quá khứ mà thôi. Những chiếc áo bành tô từ thời xưa cũng được anh diện suốt ngày, ngặt một nỗi nữa là mặc quang năm mặc là mưa nắng hay gió bão gì, đã thế lại còn cầm ô, đi giày cao su nữa. Trông Bê li cốp giống như những người của thế kỉ xưa cũ. Đã thế bộ mặt của anh ta lúc nào cũng dấu sau cái cổ áo bành tô ấy, đi xe ngựa thì lại phải kéo mui xe xuống để che mặt. Không những thế tai hắn còn nhét bông mà người ta thầm nghĩ rằng là nhét “trong bao”. Vậy đấy chân dung của Bê li cốp hiện lên với những vật dụng có từ ngày xưa và những lập dị của hắn. Không những thế tất cả mọi thứ từ con người cho đến những vật dụng của anh ta đều được để gọn gàng dấu kín trong bao. Chính vì thế mà ta có thấy cảm nhận thấy được rằng chính Bê li cốp đang cố tạo cho mình một cái bao ngăn cách với những người xung quanh, để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình. Phải chăng đó chính là sự ích kẻ hèn nhát của những con người trí thức trong xã hội Nga thời bấy giờ? Nói chúng qua chân dung của Bê li Cốp ta thấy được rằng đại đa số trí thức Nga lúc bấy giờ có lối sống dung tục hèn nhát như thế, mọi thứ trở nên lập di với xã hội và chính những điều ấy gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Nga.

Về phần tính cách của nhân vật này cũng rất kì lạ. Thu mình trong vỏ bọc là thế nhưng Bê li cốp lại có những ước mơ khát vọng khó hiểu lập dị. Đó là khát vọng ngăn cách với cuộc sống con người, chỉ biết sống cho mình, mình được an toàn và tránh xa mọi điều làm tổn hại đến sự an toàn ấy. Tính cách của bê li cốp đó là sợ hãi hiện tại và tôn sùng những gì là của quá khứ. Anh ta say mê tiếng Hi Lạp cổ vì thế mà anh ta hạnh phúc nhất khi thốt lên câu “An- thro- pos”. Có lẽ đó là khoảnh khắc duy nhất để anh ta chui ra khỏi cái bao bọc của mình. Tính tình anh ta giống như một kẻ tâm thần chỉ biết “lo âu”, “sợ hãi”, “nhút nhát”. Không những thế Bê li cốp chỉ thích sống theo thông tư chỉ thị. Một khi chưa có thông tư chỉ thị thì không thể làm được. Làm theo thông tư là tốt nhưng có những chuyện đợi thông tư đến thì sẽ muộn mất thì hắn vẫn không dám giải quyết. Điều đó thể hiện lối sống cứng nhắc quá mức. Chính bởi thế mà anh ta không thể nào thoát khỏi cái vỏ bọc của bản thân mình. Sống trong sợ hãi thì còn sống làm gì nữa. Đồng thời anh ta luôn bằng lòng với lối sống cổ hủ lạc hậu và không chịu được cách sống thức thời của chị em nhà Va ren ca.

Có thể nói nhân vật hiện lên như một thảm họa của tạo hóa, một con người cô độc lạc lõng, kì quái, khủng khiếp và không hiểu cuộc sống đương thời.

Chính vì cái kì quái ấy mà khiến cho biết bao nhiêu ngươi sợ hắn. Các giáo viên trong trường hay đến hiệu trưởng cũng sợ hắn. Bình thường hắn đến thăm nhà giáo viên mà hắn cho rằng công việc ấy nhằm suy trì tình bạn tốt đẹp. thế nhưng khi đến thì hắn chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi phổng ra đó và rồi đưa mắt nhìn xung quanh khiến cho người ta phải sợ. Rồi một lát thì cáo từ về. Đến chơi mà không nói gì thì đến để làm gì?. Các bà diễn kịch cũng không dám gặp mặt hắn, phải dấu. Các nhà tu thì không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Qủa thật Bê li cốp giống như một con ma đáng sợ khiến cho cả thành phố con người Nga phải khiếp sợ hắn. Cuộc sống như thế có khác nào địa ngục mà hắn cứ chui cái thân thể và cả tâm hồn mình trong cái vỏ bọc. Có thể nói chính cái lối sống của hắn đã ảnh hưởng đến cuộc sống và con người Nga hiện tại và tương lai. Nhân vật ấy giống như nền phong kiến tôi tăm của Nga lúc bấy giờ.

Hắn cứ thế sống quanh năm với những nỗi lo sợ của mình. Nào là sợ ánh sáng ban ngày, sợ bóng tối, sợ trộm. Trong nhà lúc nào cũng đóng then cái cửa, đắp chăn kín mít cả đầu. Hắn toàn mơ thấy những điều kinh khủng nhất và chính vì thế mà hắn luôn thức dậy với bộ mặt tái nhợt. Không thể nào quên kể đến câu chuyện tình của Bê li cốp với cô nàng Va ren ca. khi nàng đến thì Bê li cốp đã yêu nàng. Và chính vì thế mà anh ta để hắn cả một tấm hình của người đẹp lên trên bàn làm việc của mình. Anh ta còn tính đến chuyện cưới xin nữa, thế rồi có người vẽ tranh biếm họa về đám cưới của anh ta và Va ren ca. Bức biếm họa ấy được gửi đến cả trường nam và trường nữ. Trong một lần Bê li cốp nhìn thấy chị em nhà Va ren ca cưỡi xe đạp giữa đường thì hắn cho rằng như thế chẳng ra thể thống gì cả. và hắn quyết định đến nói với chị em họ. Cô chị không có nhà chỉ có cô em. Hai bên cãi vã nhau và Va len cô đẩy bê li cốp xuống cầu thang khiến cho anh ta ngã nhào. Không thể quên được tiếng cười ha ha của Va ren cô. Tiếng cười ấy không những chấm dứt chuyện cưới xin mà còn phê phán cái lối sống trong bao của Bê li cốp nói riêng và người tri thức Nga nói chúng. Và sau một tháng thì Bê li cốp chết, anh ta được nằm trong cái bao vĩnh viễn.

Qua đây ta thấy được nhà văn Sê Khốp đã lên án cái lối sống của những con người tri thức cổ hủ lạc hậu, lo sợ chỉ biết sống cho chính bản thân mình. Cách sống ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người Nga hiện tại và con người tương lại. Chính vì thế lên án để mà không sống như vậy nữa.

31 tháng 12 2016

Thị Nở là một người dở hơi, nhưng nếu chỉ thế thôi thì chẳng còn gì để bàn, vấn đề là tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như đang ở đáy cùng của xã hội ấy lại là một tấm lòng son, một tình thương nhân loại đáng quí mà những nhân vật khác trong truyện không có được...

31 tháng 12 2016

theo mk thì thị nở là ng tốt

28 tháng 2 2019

“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đức sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia bạc phúc”.


21 tháng 9 2021

Hai câu thơ trên cho ta thấy sự van xin, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên.

Có những người luôn hiểu rằng trong cuộc sống còn có nhiều thứ quý giá hơn tiền bạc – đó là tình yêu thương. Tình yru thương là một nét đẹp của nhân cách con người, hướng con người tới đỉnh cao của chân- thiện- mĩ. Tình yêu thương là công cụ...................

Tình yêu thương có muôn hình vạn trạng, như viên đá ngũ sắc, mỗi mặt mỗi cạnh đều lung linh một sắc mầu khác nhau. Tình yêu thương là vô hình nhưng sự hiện diện của nó lại hữu hình, nó len lỏi vào từng góc nhỏ của cuộc sống thường ngày. Có thể là vô hình, cũng có thể là cố ý mà chúng ta không nhận ra, biểu hiện giản dị, gần gũi nhất của tình yêu thương con người chính là tình yêu thương cha mẹ, anh chị, hay người thân trong gia đình. Hay nói cách khác, dó là tình thân. Con người ta sinh ra ai cũng có sẵn lòng yêu quý mẹ cha, yêu thương con người mang cùng dòng máu. Chúng a mang nó vào đời và đặt bên cạnh nó một thứ tình cảm khác- tình bạn. Sau những buồn vui của tuổi thơ, những sự sẻ chia của cuộc sống, môt sợi dây vô hình đã kết nói những người xa lạ lại thành một người bạn, một phàn quan trọng của cuộc sống. Tình bạn- sự cảm thông. thấu hiểu, sẻ chia hay đồng cảm, xét cho cùng, cũng là một biểu hiện không cầu kì không ồn ào mà rất tự nhiên, giản dị của tình yêu thương. Bên cạnh đó, có thể nói rằng, tình yêu đôi lứa, sự đồng điệu của hai tâm hồn cũng là một phần của tình yêu thương. Và khi Tú Xương, Xuân Diệu, hay Huy Cận,...... viết nên những vần thơ ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người thì chính là cảm hứng nghệ thuật đang thăng hoa trong tình yêu thương. Khi xét trên một nghĩa rộng lớn hơn, không có chiếc túi thần kì nào chứa hết tìh yêu thương nhân loại. Chúng ta yêu những gương mặt thân quen mà ta vẫn gặp mỗi ngày, cho dù giữa ta với họ không hề có một mối liên giao nào, đơn giản bởi vì chúng ta cùng chung sống trên cùng nột mảnh đất, cùng chung một tổ quốc, chung tiếng nói... chung màu da.... Chúng ta thương những đứa bé mồ côi không cha không mẹ, lo lắng cho cuộc sống của con người nơi vừa xảy ra trận bão lớn....... Chúng ta cảm thông, đau xót, lo lắng cho cả những người chưa từng gặp mặt bởi tình yêu thương của con người là vô cùng tận. Có những người đã bỏ bao tâm huyết để chăm lo cho các em nhỏ ở cô nhi viện, ở các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiẽm bệnh AIDS......... Họ làm việc một cách âm thầm không cần được đền đáp công lao, cũng không cần được biểu dương. Họ làm chỉ vì tình yêu thương đối với những con người, những cuộc dời nhỏ bế, bất hạnh. Không giấy bút nào ghi danh cho hết những con người mang trong mình nhân cách cao đẹp đó.

Bên cạnh đó, trong guồng quay vội vã ủa cuộc sống ồn ào, còn có rất nhiều người không có tình yêu thương. Họ sống cho cái tôi của mình, bỏ mặc những thứ xung quanh họ. Họ có thể dửng dưng trước hoàn cảnh đáng thương nhất. Thậm chí có người chỉ biết yêu chính bản thân mình mà không hề biết sa sẻ tình yêu thương cho bất kì ai khác. Những người như thế không nhiều nhưng là một hiện tượng đáng phê phán trong xã hôi bởi:” Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Tình yêu thương tôn vinh cho nhân cách con người, trong khi sựu vô cảm hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại. Tình yêu thương là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức. Mỗi người cần biết bồi dưỡng, phát huy, để tình yêu thương thực sự trở thành mẫu số chung trong nhân cách con người.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Câu nói “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...” của Trương Chi cho thấy, bản thân anh cũng biết mình xấu xí, thân phận thấp hèn không thể xứng với Mĩ Nướng. Chàng cũng biết Mĩ Nương không biết nhan sắc thật của mình xấu xí thế nào. Chàng không muốn tình yêu của mình có sự lừa dối, chàng muốn Mị Nương yêu con người thật của mình.