Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dế Mèn và Dế Trũi là hai nhân vật trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Cả hai con vật này đều có những đặc điểm riêng biệt.
Dế Mèn, với sự thông minh và tinh ranh, đã dẫn dắt các bạn cùng nhau khám phá thế giới xung quanh. Cụm danh từ "sự thông minh" thể hiện khả năng suy nghĩ nhanh nhạy và khéo léo của Dế Mèn.
Dế Trũi, mặc dù không thông minh như Dế Mèn, nhưng lại có sự kiên nhẫn và bền bỉ. Cụm động từ "khám phá" thể hiện hành động tìm hiểu và khám phá của Dế Trũi.
Cả hai con vật đều có cụm tính từ "đặc biệt" để nhấn mạnh sự độc đáo và đặc sắc của từng nhân vật trong câu chuyện.
Với những đặc điểm riêng biệt này, Dế Mèn và Dế Trũi đã tạo nên một câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về tình bạn và sự khám phá.
ông này mới vào nên tui chào ông nhế chúc ông vui vể
Tham khảo
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Người đọc dành tình cảm yêu mến, cảm thông với ông lão và vô cùng bất bình, căm giận bởi sự tham lam và bội bạc của mụ vợ. Trước hết, mụ là con người hết sức tham lam. Ông lão là ân nhân của con cá vàng tuy nhiên ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào, điều đó xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha của ông. Tuy nhiên, mụ vợ đã quát mắng lão và có những đòi hỏi về vật chất, danh vọng với con cá vàng. Từ những đồ dùng vật chất như chiếc máng lợn mới đến ngôi nhà rộng, rồi mụ muốn trở thành nữ hoàng và Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Lòng tham của mụ ngày càng tăng lên, đó là những đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn. Biển xanh từ nổi sóng đến nổi sóng dữ dội, mù mịt, ầm ầm như thể hiện thái độ căm phẫn với sự tham lam vô độ của mụ. Không những vậy, mụ vợ còn là người hết sức bội bạc. Cá vàng là “ân nhân” đã cho mụ một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng mụ vẫn muốn cá phải hầu hạ, làm theo những ham muốn của mình. Còn ông lão, người chồng đã gắn bó từ những ngày nghèo khó nhưng mụ cũng đối xử không ra gì: mắng mỏ, quát nạt bắt lão quét dọn chuồng ngựa, tát lão và khi trở thành nữ hoàng đã đuổi ông lão đi. Vì lòng tham đã khiến mụ mù quáng, đánh mất lương tri, quên đi hết tình nghĩa vợ chồng. Kết cục, vì sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ đã tự để mất đi những cơ hội, những của cải mà cá vàng ban tặng. Mụ trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ, đó như hình phạt đích đáng dành cho con người xấu xa. Truyện là bài học sâu sắc, khuyên răn con người đừng vì những ước mơ ngông cồng về danh vọng, tiền tài mà đánh mất chính mình và mất đi cả những người yêu thương.
Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng: - Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Mẹ Sơn trong câu chuyện "Gió lạnh đầu mùa" là một nhân vật đầy sức mạnh và tình yêu thương. Cụm danh từ "mẹ Sơn" chỉ người phụ nữ có tên là Sơn, đại diện cho vai trò của một người mẹ trong gia đình. Cụm động từ "là một nhân vật" mô tả hành động của Mẹ Sơn trong câu chuyện, cho thấy sự hiện diện và tác động của cô ấy đến các nhân vật khác. Tính từ "đầy sức mạnh và tình yêu thương" miêu tả tính cách của Mẹ Sơn, cho thấy cô ấy có sức mạnh vượt qua khó khăn và luôn đặt tình yêu thương lên hàng đầu.
Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt. Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại. Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy. Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.
Tham khảo:
Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ. Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha". Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.