Tục ngữ - ca dao - dân ca là kết tinh đời sống tình cảm của dân tộc Việt Nam từ đời nọ qua đời kia và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó chính là mạch nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người.
Trong những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ, người xưa thường ca ngợi sự gắn bó, thuỷ chung, bởi yếu tố này là nền tảng của tình yêu, của hôn nhân và gia đình. Giữa những ràng buộc, định kiến khắt khe của xã hội phong kiến, nam nữ yêu nhau, muốn đến được với nhau phải vượt qua muôn ngàn gian nan, thử thách. Họ đã mượn ca dao để gửi gắm lòng mình. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Đố ai quét sạch lá rừng, Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây. Rung cây, rung cội, rung cành, Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Ta hãy tưởng tượng ra một cuộc hát đối đáp giữa bên nam và bên nữ ở chốn thôn quê trong những dịp hội hè, đình đám. Hình thức hát đối đáp rất quen thuộc được coi là cách bày tỏ tình cảm vừa hồn nhiên, dung dị, vừa giàu ý nghĩa. Mấy cô thanh nữ xinh tươi, duyên dáng là đối tượng để các chàng trai muốn kết thân. Còn gì hay hơn, tế nhị hơn những lời ca ngọt ngào, du dương dễ lay động trái tim đa cảm đang khao khát yêu thương. Cách nói cường điệu trong hai câu ca dao đầu đã hé lộ quyết tâm của chàng trai:
Đố ai quét sạch lá rừng, Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Chàng trai đã đưa ra điều kiện mà không ai và không bao giờ có thể thực hiện được là chuyện quét sạch lá rừng. Nó cũng giống như chuyện đếm sao trên trời, đếm cá dưới nước vậy. Câu ca như một lời thách thức tất cả những gì là cản ngại trên con đường đến với tình yêu tự do, đến với người mà mình yêu mến. Ngay cách xưng hô rất tự tin: Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây cũng phản ánh rất rõ bản lĩnh cứng cỏi của chàng trai. Tưởng chừng như thiên nhiên cũng phải chiều theo ý muốn của con người. Hai câu ca dao tiếp theo:
Rung cây, rung cội, rung cành, Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Vẫn là lời thách thức nhưng ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn. Hình ảnh cơn gió đã mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho những thế lực ghê gớm ngăn trở tình yêu như sự cách biệt giai cấp giàu nghèo, sang hèn, quan niệm môn đăng hộ đối, định kiến xã hội, tôn giáo, mâu thuẫn giữa các dòng họ... Không đơn thuần là gió mạnh, có khi là phong ba, bão táp khó vượt qua. Ấy vậy. nhưng khi đã quyết thì những người đang yêu bất chấp tất cả: Ngữ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.
Nhịp thơ ngắn 2 / 2 / 2, tiết tấu dồn dập kết hợp với điệp từ rung nhắc lại ba lần trong một câu gợi người đọc liên tưởng tới cảnh tượng ghê gớm của những trận cuồng phong dư luận trước các mối tình dám vượt qua ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Tuy vậy, đến câu thứ tư, nhịp điệu thơ lại ung dung, bình thản, khẳng định quyết tâm và niềm tin to lớn vào sự chung thuỷ không gì lay chuyển nổi của tình yêu: Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Như vậy, rõ ràng bài ca dao trên là lời nhắn gửi tâm huyết của chàng trai đối với cô gái mà chàng yêu thiết tha, say đắm. Nó giống như ngọn lửa xua tan bóng đen của nỗi e dè, sợ hãi còn vướng vật trong óc, trong tim cô gái và tiếp thêm sức mạnh để cô vững bước trên con đường đã chọn, cho đến đích cuối cùng.
Là tiếng nói chân thành của những trái tim đang yêu tha thiết nên bài ca dao sẽ còn sống mãi với thời gian.
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.
Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.
Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.
Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.
Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Bạn tham khảo ạ (có sai đề thì báo mình nhé):
Tục ngữ - ca dao - dân ca là kết tinh đời sống tình cảm của dân tộc Việt Nam từ đời nọ qua đời kia và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó chính là mạch nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người.
Trong những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ, người xưa thường ca ngợi sự gắn bó, thuỷ chung, bởi yếu tố này là nền tảng của tình yêu, của hôn nhân và gia đình. Giữa những ràng buộc, định kiến khắt khe của xã hội phong kiến, nam nữ yêu nhau, muốn đến được với nhau phải vượt qua muôn ngàn gian nan, thử thách. Họ đã mượn ca dao để gửi gắm lòng mình. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Rung cây, rung cội, rung cành,
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Ta hãy tưởng tượng ra một cuộc hát đối đáp giữa bên nam và bên nữ ở chốn thôn quê trong những dịp hội hè, đình đám. Hình thức hát đối đáp rất quen thuộc được coi là cách bày tỏ tình cảm vừa hồn nhiên, dung dị, vừa giàu ý nghĩa. Mấy cô thanh nữ xinh tươi, duyên dáng là đối tượng để các chàng trai muốn kết thân. Còn gì hay hơn, tế nhị hơn những lời ca ngọt ngào, du dương dễ lay động trái tim đa cảm đang khao khát yêu thương. Cách nói cường điệu trong hai câu ca dao đầu đã hé lộ quyết tâm của chàng trai:
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Chàng trai đã đưa ra điều kiện mà không ai và không bao giờ có thể thực hiện được là chuyện quét sạch lá rừng. Nó cũng giống như chuyện đếm sao trên trời, đếm cá dưới nước vậy. Câu ca như một lời thách thức tất cả những gì là cản ngại trên con đường đến với tình yêu tự do, đến với người mà mình yêu mến. Ngay cách xưng hô rất tự tin: Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây cũng phản ánh rất rõ bản lĩnh cứng cỏi của chàng trai. Tưởng chừng như thiên nhiên cũng phải chiều theo ý muốn của con người. Hai câu ca dao tiếp theo:
Rung cây, rung cội, rung cành,
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Vẫn là lời thách thức nhưng ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn. Hình ảnh cơn gió đã mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho những thế lực ghê gớm ngăn trở tình yêu như sự cách biệt giai cấp giàu nghèo, sang hèn, quan niệm môn đăng hộ đối, định kiến xã hội, tôn giáo, mâu thuẫn giữa các dòng họ... Không đơn thuần là gió mạnh, có khi là phong ba, bão táp khó vượt qua. Ấy vậy. nhưng khi đã quyết thì những người đang yêu bất chấp tất cả: Ngữ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.
Nhịp thơ ngắn 2 / 2 / 2, tiết tấu dồn dập kết hợp với điệp từ rung nhắc lại ba lần trong một câu gợi người đọc liên tưởng tới cảnh tượng ghê gớm của những trận cuồng phong dư luận trước các mối tình dám vượt qua ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Tuy vậy, đến câu thứ tư, nhịp điệu thơ lại ung dung, bình thản, khẳng định quyết tâm và niềm tin to lớn vào sự chung thuỷ không gì lay chuyển nổi của tình yêu: Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng.
Như vậy, rõ ràng bài ca dao trên là lời nhắn gửi tâm huyết của chàng trai đối với cô gái mà chàng yêu thiết tha, say đắm. Nó giống như ngọn lửa xua tan bóng đen của nỗi e dè, sợ hãi còn vướng vật trong óc, trong tim cô gái và tiếp thêm sức mạnh để cô vững bước trên con đường đã chọn, cho đến đích cuối cùng.
Là tiếng nói chân thành của những trái tim đang yêu tha thiết nên bài ca dao sẽ còn sống mãi với thời gian.
Cre: mạng
Học tốt ạ;-;
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.
Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.
Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.
Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.
Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
k cho mik nha