Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.
a. Cảm nghĩ về dòng sông.
- Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương
- Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng thu.
- Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.
- Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.
- Tình yêu thương tôn kính với mẹ.
d. Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ.
e. Loài cây em yêu.
- Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.
- Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.
2. Cách làm một bài văn biểu cảm
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, ...
- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.
b. Lập dàn bài:
* Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
* Thân bài :
- Vài nét về mẹ:
+ Tuổi, sức khỏe.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Tính tình hiền hòa, dễ mến.
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
II. Luyện tập
Câu 1: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
Câu 3: Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
+ Nụ cười vui,thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối : Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.
Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4
Gợi ý:
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
Gợi ý:a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
>> Tham khảo <<
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.
Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Bống nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.
Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.
I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.
II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc
- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa
III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình
- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.
Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…,tháng…,năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kính gửi:Cô giáo chủ nhiệm lớp …, Trường ……
Tập thể lớp … chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Chúng em kính mong cô xem xét và đồng ý cho cả lớp đi xem vở chèo để hiểu thêm về tác phẩm.
Thay mặt cả lớp
Lớp trưởng
(đã kí)
Nguyen Thuy Linh bạn đièn thông tin vào nhá!!!!!!!Căn lề chuẩn vào!!!!!!!!!!!!!
bạn sửa phần sau dấu ": "là:''Lớp chúng em đang hhọc đến tác phẩm sống chết mbay của PDT. Vì muốn hiểu thêm về tác phẩm, chúng em mong muốn được đi xem vở kịch.''Sau đó bạn lại viết tiếp phần chúng em khính mong.....đến hết nhé!!!Nguyen Thuy Linh