Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.
BN ĐĂNG LẦN 2 THÌ MÌNH ĐƯA CHO BN BÀI THỨ 2 NHÉ !
Tham khảo
Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
tham khảo :
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.
Tham khảo:
Cuộc sống là một món quà mà Thượng Đế trao tặng cho mỗi chúng ta. Món quà ấy chính là sự tồn tại. Và cách để sự tồn tại ấy trở nên vô giá, chính là cách làm người, cách sống có ý nghĩa. Ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vô vàn phương diện khác nhau. Khi ta trải qua những xúc cảm hỉ, nộ, ái, ố, biết yêu thương đồng loại, biết phẫn nộ trước những thói đời tầm thường, rẻ rúng là khi ta tự hoàn thiện chính mình. Khi ta vượt lên mọi thử thách, chiến thắng cả bản thân, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm không ngừng để đạt đến vinh quang, là khi ta có ý thức và trách nhiệm hơn với cuộc đời mình. Khi chúng ta biết dấn thân, biết cống hiến hết mình là khi tim ta đang đập những nhịp điệu tích cực nhất — sống ý nghĩa nhất. Sự thật là mọi thứ tồn tại trên đời này đều có nguyên do của nó. Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những giọt mật ngọt lành. Và con người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình, của mọi người xung quanh trở nên ý nghĩa. Vì vậy chứng ta ” phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vi những năm tháng sống hoài sống phi, cho khỏi hổ thẹn những dĩ vãng đớn hèn của mình”
Tham Khảo:
Cuộc sống là một món quà mà Thượng Đế trao tặng cho mỗi chúng ta. Món quà ấy chính là sự tồn tại. Và cách để sự tồn tại ấy trở nên vô giá, chính là cách làm người, cách sống có ý nghĩa. Ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vô vàn phương diện khác nhau. Khi ta trải qua những xúc cảm hỉ, nộ, ái, ố, biết yêu thương đồng loại, biết phẫn nộ trước những thói đời tầm thường, rẻ rúng là khi ta tự hoàn thiện chính mình. Khi ta vượt lên mọi thử thách, chiến thắng cả bản thân, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm không ngừng để đạt đến vinh quang, là khi ta có ý thức và trách nhiệm hơn với cuộc đời mình. Khi chúng ta biết dấn thân, biết cống hiến hết mình là khi tim ta đang đập những nhịp điệu tích cực nhất — sống ý nghĩa nhất. Sự thật là mọi thứ tồn tại trên đời này đều có nguyên do của nó. Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những giọt mật ngọt lành. Và con người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình, của mọi người xung quanh trở nên ý nghĩa. Vì vậy chứng ta ” phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vi những năm tháng sống hoài sống phi, cho khỏi hổ thẹn những dĩ vãng đớn hèn của mình”
Em tham khảo:
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.
Chúc bạn học tốt !!!
- Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).
- Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực… (dẫn chứng).
Học tốt :)
Một trong những khu rừng lớn trên thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng là rừng A-ma-dôn, đây cũng chính là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất châu Mỹ. Việc khai thác rừng A-ma-dôn quá mức nếu cứ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ thì có nguy cơ cao các loài động vật quý hiếm trong rừng A-ma-dôn sẽ bị tuyệt chủng, làm mất tính đa dạng của động - thực vật. Nghiêm trọng hơn là làm diện tích hoang mạc tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai thường xuyên xảy ra,... Vì vậy phải nhanh chóng khắc phục tình trạng khai thác rừng bừa bãi ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của con người, biện pháp là giáo dục ý thức con người bằng cách mở nhiều trường học, khuyến khích người dân đi học, hay tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên rừng,... Bên cạnh đó, nhà nước phải quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc hơn đối với những hành vi ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến rừng. Người dân phải tuân thủ luật bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng hợp lý, tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc,...