K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2021

Tham khảo !

Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…

31 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

18 tháng 4 2016

Hẹ hẹ!!! 1. cần cù gắn bó với nông dân trong lao động:

- tre chia sẻ vất vả với người dân

- giúp người trăm công nghìn việc

- cùng gian khổ trong đói nghèo

- tre có những phẩm chất đẹp đẽ

- luôn gắn bó và thân thiết với nông dân lao động....

2. anh dũng trong chiến đấu

- tre thẳng thắn và bất khuất

- sẵn sàng hi sinh vì con người

- tre là vũ khí tối ưu dùng để chống lại sắt thép của quân thù

- cùng người xung phong ra chiến trường....

18 tháng 4 2016

Ai giúp mình đi mình tick cho

 

7 tháng 12 2023

Bạn muốn hỏi gì vậy?

7 tháng 1 2019

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

 Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-van-ban-cay-tre-viet-nam-cua-thep-moi-ngu-van-6-tap-ii-c33a13447.html#ixzz5bpPOCsCa

7 tháng 1 2019

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

30 tháng 11 2021

THAM THẢO

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước ngày càng lớn mạnh hơn  khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự là chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

30 tháng 11 2021

Em xem lại đề, đề em viết thế nào thế này?

10 tháng 8 2018
Gợi ý + Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ - Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) - Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. + Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. - Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. - Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”. - Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”. > Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.
10 tháng 8 2018

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” ( Cây tre Việt NamThép Mới) Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta

Bài làm
Đoạn văn trên tuy ngắn nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa. Thép Mới đã truyền vào đây những tâm tư, tình cảm, thay lời muốn nói. Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường. Cây tre được "biến tấu" thành những đồ rất cần thiết để đánh giặc" gậy, chông. Quân thù thì dùng sắt thép, quân ta thì dùng tre, sắt thép cứng và rất bền, nhưng với sự khéo léo mà quân ta vẫn có thể đánh bại quân thù. Cây tre đã xông pha chiến đấu, có thế ta mới có thắng lợi, mới giữ được làng, được nước, được nhà tranh, đồng lúa chín. Cây tre như vậy đó, nó hi sinh bảo vệ con người. Vì thế mà Thép Mới đã nói "Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu". Qua đoạn văn trên ta thật sự thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người, đặc biệt là trong lao động và trong chiến đấu.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què! Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng. Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu. Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát.

9 tháng 5 2020

Văn bản vượt thác đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người. Chú Hai, vị tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn. Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

30 tháng 6 2018

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què! Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng. Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu. Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát

30 tháng 6 2018

Cây tre từ lâu đã là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự cần cù chịu khó trong lao động và sự kiên cường bất khuất trong khó khăn gian khổ. Cây tre là hình ảnh của con người Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là phẩm chất con người Việt Nam yêu nước, chí khí của tre là chí khí cách mạng của dân tộc, tâm hồn của tre là tâm hồn của triệu triệu đồng bào… Hình tượng cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới thật đẹp, thật đáng tự hào.

Nhà văn đã giới thiệu cây tre như là hiện thân của người dân Việt. Tác giả đã so sánh cây tre với muôn ngàn cây lá khác nhau: cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Sự so sánh ấy nhằm ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người. Tre bao bọc xóm làng, tre có mặt khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn. Tre được tác giả nhân hóa trở nên gần gũi, yêu thương với con người.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ về họ nhà tre. Cây tre có nhiều loại nhưng chúng có chung một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

Tre gắn bó với làng, bản, xóm, thôn. Tre gắn bó với mái chùa cổ kính. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Các hình ảnh “bóng tre”, “dưới bóng tre” đươc điệp lại đã tạo nên một khung cảnh làng quê tươi đẹp, hữu tình.

Tre giúp ích cho người nông dân trong sản xuất:

"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm."

Cây tre đã rất gắn bó với người nông dân trong mọi công việc, cối xay tre đã giúp người nông dân xay thóc. Tre đã từng một nắng hai sương với dân cày, tre chia ngọt sẻ bùi với người lao động. tre gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của con người theo dòng thời gian:

"Lạc này gói bánh chưng xanh

Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…"

Trong cuộc sống hàng ngày cây tre đã đem lại hạnh phúc cho con người qua chiếc bánh chưng xanh, cho trẻ thơ qua những que chuyền, que sáo, bầu bạn với tuổi già bằng chiếc điếu cày, giúp tuổi tra khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác.

Cây tre thật có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, là cánh tay phải của người nông dân, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre là đồng chí chiến đấu trong các cuộc kháng chiến trường kì. Gậy tre, chông tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc từ những buổi đầu. Trong kháng chiến chống Pháp, “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”. Tre được nhân hóa mang chí khí của người nông dân ra trận, cùng người chiến sĩ vệ quốc đang xông vào trận địa. Tre chiến đấu như người chiến sĩ của thời đại, tung hoành ngang dọc để giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình, hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh của tre Việt Nam trong kháng chiến thật tráng lệ, oai hùng.

Trong chiến tranh tre kiên cường bất khuất, trong gian khổ tre cần cù, khi hết giặc ngoại xâm tre duyên dáng giữa làng quê, tre rì rào khúc hát hòa bình. Tre vi vút những bài ca xây dựng, tre hiên ngang đứng trước những cổng chào thắng lợi.

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. “Tre già măng mọc”, búp măng non còn mãi trên phù hiệu ở ngực áo thiếu nhi Việt Nam. Tre nứa vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi mãi với bao thế hệ: “chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình”. Bóng mát của tre xanh vẫn trường tồn cùng đất nước. Tiếng sáo diều tre vẫn vi vút giữa đồng quê. Các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao qúy: Cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng lao động và chiến đấu, cùng xây dựng và bảo vệ quê hương. Hình ảnh cây tre Việt Nam là hình ảnh của đất nước và dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người thật đáng trân trọng.

Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt, nó đã được đi vào thơ ca của nhiều nhà văn nhà thơ. Mỗi nhà văn nhà thơ có cách nói khác nhau về cây tre Việt Nam, nhưng chúng đều giống nhau về phẩm chất cao quý. Nhà văn Thép Mới đã cho chúng ta hiểu rõ về loài tre và chúng ta thêm yêu quý và tự hào về loài cây đó.

23 tháng 4 2017

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn – đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

chúc bạn học tốt!thanghoa